Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

4 kiểu uống cà phê chỉ làm mệt thêm chứ không tỉnh táo

Cà phê có nhiều lợi ích, từ việc giúp tỉnh táo đến hỗ trợ gan thải độc. Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra rằng cách họ uống cà phê đang âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gan và hệ tiêu hóa.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên28/07/2025

Uống cà phê tốt cho sức khỏe nhưng cần tránh những điều sau:

Uống cà phê khi chưa ăn sáng

Không ít người có thói quen uống cà phê ngay sau khi thức dậy buổi sáng. Họ muốn nhanh chóng tỉnh táo bằng cà phê. Tuy nhiên, nạp caffein vào dạ dày trống có thể làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

4 kiểu uống cà phê chỉ làm mệt thêm chứ không tỉnh táo - Ảnh 1.

Thêm quá nhiều sữa đặc vào cà phê dễ làm đường huyết tăng cao

ẢNH MINH HỌA: AI

Ngoài ra, nồng độ cortisol tự nhiên đã cao vào buổi sáng. Nạp thêm caffein chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng này, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái lo âu, bồn chồn thay vì tỉnh táo. Hơn nữa, uống cà phê khi bụng đói còn làm tăng a xít dạ dày, dẫn đến cảm giác buồn nôn, cồn cào và lo lắng.

Dùng cà phê để "chữa" thiếu ngủ

Cà phê giúp tỉnh táo tạm thời nhưng không thể xử lý tình trạng mệt mỏi do thiếu ngủ. Một số người nghĩ rằng chỉ cần uống nhiều cà phê là có thể bù lại giấc ngủ ngắn hoặc không sâu nhưng điều này hoàn toàn sai.

Viện Y học Giấc ngủ Mỹ (AASM) cho biết thiếu ngủ làm suy giảm khả năng xử lý thông tin, trí nhớ và ảnh hưởng xấu đến tâm trạng. Caffein chỉ tạm thời che đậy cảm giác mệt mỏi nhưng không phục hồi được não bộ. Dùng cà phê để kéo cơ thể qua cơn mệt mỏi do thiếu ngủ chỉ khiến cảm giác mệt mỏi nặng hơn, thậm chí dễ rơi vào tình trạng suy nhược.

Uống quá nhiều

Một lượng vừa phải caffein, khoảng 200-400 mg mỗi ngày, tương đương 1-3 ly cà phê, giúp tăng sự tỉnh táo. Nhưng khi vượt quá ngưỡng đó, đặc biệt là trên 500 mg/ngày, tác dụng phụ sẽ xuất hiện.

Nạp quá nhiều caffein sẽ gây lo lắng, nhịp tim nhanh, mất ngủ và mệt mỏi thần kinh. Thậm chí, lạm dụng caffein lâu dài còn dẫn đến tình trạng kháng caffein, tức cơ thể muốn tỉnh táo thì cần nạp nhiều caffein. Điều này gây áp lực lên tim mạch và hệ thần kinh.

Thêm quá nhiều đường, sữa hay kem

Một ly cà phê đen không đường có rất ít calo. Thế nhưng, khi thêm siro, sữa đặc, kem tươi hay đường tinh luyện thì ly cà phê lại trở thành món chứa rất nhiều đường và calo.

Khi uống vào, đường huyết trong máu tăng cao. Nhưng chỉ sau 1-2 giờ sau, đường huyết giảm và cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, thậm chí là cảm giác bồn chồn. Cách tốt nhất là uống cà phê đen hoặc chỉ thêm một lượng nhỏ sữa nếu cần, theo Healthline.

Nguồn: https://thanhnien.vn/4-kieu-uong-ca-phe-chi-lam-met-them-chu-khong-tinh-tao-185250727173420653.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm