Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bài 2: Phát triển điện hạt nhân động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Việt NamViệt Nam07/04/2025


Thực hiện chủ trương tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân, ngày 27/2/2025, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 34-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong triển khai thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 369-KH/TU ngày 13/1/2025 để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kế hoạch số 371-KH/TU ngày 31/1/2025 về quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 113-TB/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng, để triển khai thực hiện theo hướng xác định rõ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và phân công cụ thể các cấp, các ngành, địa phương theo hướng “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả và không bỏ sót nhiệm vụ nào” nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị trong tổ chức triển khai thực hiện chủ trương xây dự án điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh (Thuận Nam) nơi dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Anh Tuấn

Cùng với đó, tỉnh tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, kế hoạch, chủ trương triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân đến các đồng chí Tỉnh ủy viên, lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức học tập, tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, hiệu quả nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy định hướng các cơ quan thông tin, truyền thông thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, các chủ trương, chính sách liên quan và vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai dự án điện hạt nhân và kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả.

Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của tỉnh thực hiện dự án điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh; ban hành quy chế hoạt động; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm của tỉnh liên quan dự án điện hạt nhân, nhất là công các kiểm kê, quy chủ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, nhu cầu bổ sung vốn từ ngân sách trung ương để triển khai các nhiệm vụ của tỉnh về thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân... nhằm phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư hai nhà máy điện hạt nhân trong năm 2025 và phối hợp với các bộ, ngành trung ương, chủ đầu tư hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031 theo chỉ đạo của trung ương để chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 85 năm ngày thành lập nước.

Địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải). Ảnh: T.Duy

Để việc phát triển năng lượng hạt nhân gắn với triển khai quy hoạch của tỉnh phát huy hiệu quả, ngay sau khi có chủ trương tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, tỉnh tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035” với hơn 150 đại biểu tham gia, trong đó có các diễn giả, chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các viện nghiên cứu của trung ương và lãnh đạo các tỉnh bạn để làm rõ cơ sở bổ sung vào văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 và đề xuất, kiến nghị trung ương điều chỉnh, cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua các ý kiến góp ý tại hội thảo, tỉnh xác định dự án điện hạt nhân sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, tăng thu ngân sách từ đó cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2026-2030 theo kịch bản triển khai dự án điện hạt nhân, cụ thể: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt 18-19%; (2) GRDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2030 đạt 250 triệu đồng; (3) Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 10-11%; công nghiệp, xây dựng khoảng 54-55%; các ngành dịch vụ 35-36%; (4) Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP năm 2030 đạt 60%; (5) Năng suất lao động tăng bình quân hằng năm 15-16%; (6) Tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP năm 2030 đạt 49-50%; (7) Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GRDP năm 2030 đạt 30%; (8) Tỷ trọng đóng góp của kinh tế đô thị vào GRDP năm 2030 đạt 85%; (9) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2026-2030 đạt 365.000-370.000 tỷ đồng; (10) Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2030 đạt khoảng 16.000-17.000 tỷ đồng.

Đồng thời, tỉnh xác định việc triển khai dự án điện hạt nhân sẽ góp phần phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, kinh tế biển; thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ như: Sản xuất thiết bị kỹ thuật cao, vật liệu xây dựng và công nghiệp năng lượng tái tạo và từng bước xây dựng Ninh Thuận sẽ trở thành: (1) Trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của cả nước; (2) Trung tâm dịch vụ công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng; (3) Tổ hợp công nghiệp, chế tạo xanh, công nghiệp phụ trợ; (4) Trung tâm công nghiệp xanh NetZero; (5) Trung tâm sản xuất chip bán dẫn, công nghệ trí tuệ AI; (6) Trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực, thế giới theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 113-TB/VPTW ngày 13/12/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Ngoài ra, việc triển khai dự án điện hạt nhân còn góp phần thu hút du lịch khoa học, du lịch nghiên cứu; thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ; phát triển các ngành dịch vụ công nghệ cao, bao gồm đào tạo, nghiên cứu, bảo trì, vận hành thiết bị cũng tạo ra các cơ hội phát triển mới; phát triển hạ tầng đường giao thông nội tỉnh và kết nối liên vùng. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, gia tăng dân số (chủ yếu là các công nhân, kỹ sư và các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng); hình thành các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho các ngành hạt nhân và công nghiệp phụ trợ, góp phần chuyển dịch trong cơ cấu nghề nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu về năng lượng cho phát triển xanh, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong tình hình mới và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề, nền tảng cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, năm 2024, trung ương có chủ trương tiếp tục thực hiện đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với tinh thần đồng bộ, quyết liệt, khẩn trương, cũng như sự đồng lòng, quyết tâm cao của nhân dân, đặc biệt là người dân trong vùng dự án.

-----

Bài cuối: Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp



Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/152481p1c25/bai-2-phat-trien-dien-hat-nhan-dong-luc-tang-truong-moi-cho-nen-kinh-te.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Phim 'Địa đạo' đạt doanh thu không tưởng, vượt xa cơn sốt 'Đào, Phở và Piano'
Biển người đổ về Đền Hùng trước ngày chính lễ
Người dân xúc động đón đoàn tàu chở lực lượng tham gia lễ diễu binh từ miền Bắc vào Nam
Tầm cao trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm