Các dòng chữ lạ trên bàn tay đồng cổ đại đang làm dấy lên nghi vấn: Liệu đây có phải chìa khóa viết lại lịch sử tiếng Basque?
Báo Khoa học và Đời sống•19/07/2025
Khi tiến hành khai quật tại địa điểm thời kỳ đồ sắt gần lâu đài Irulegi, nằm ở thành phố Aranguren, miền bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Barcelona bất ngờ phát hiện vật thể cổ xưa kỳ lạ. Ảnh: @Đại học Barcelona.
Đó là một mẫu bàn tay đồng, kiểu dạng dẹt mà nhóm nghiên cứu đặt tên cho nó là Bàn tay Irulegi, ước tính có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi. Ảnh: @Đại học Barcelona.
Tiến sĩ Mattin Aiestaran, giám đốc cuộc khai quật này cho biết: "Đó là một tấm đồng có hình bàn tay phải dang rộng và có chữ viết lạ ở mặt sau". Ảnh: @Đại học Barcelona.
Lớp gỉ của nó chứa 53,19% thiếc, 40,87% đồng và 2,16% chì, đây là thành phần thường thấy ở các hợp kim rất cũ, loại hợp kim này có niên đại khoảng 2.000 năm. Ảnh: @Đại học Barcelona.
Bàn tay Irulegi chứa 40 biểu tượng được phân bổ trên bốn dòng, có thể tương ứng với năm từ hoặc nhiều hơn. Ảnh: @Đại học Barcelona.
Từ đầu tiên, 'sorioneku', rất giống với từ 'zorioneko ' trong tiếng Basque ngày nay (có nghĩa là 'may mắn'). Ảnh: @Đại học Barcelona.
Giáo sư Joaquín Gorrochategui đến từ Đại học Xứ Basque cho biết: "Chúng tôi có thể hiểu được từ đầu tiên là 'sorioneku', nhưng vẫn không thể giải mã được những từ tiếp theo". Ảnh: @Đại học Barcelona.
Nhiều khả năng hiện vật này được thiết kế để treo trên cửa, có thể là một lá bùa hộ mệnh. Ảnh: @Đại học Barcelona.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.
Bình luận (0)