Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bản tin Chiến thắng 12/4/1975: Quân khu 9 tăng cường tiến công căn cứ địch

Ngày 12/4/1975, lực lượng vũ trang khu 8, 9 đã mở thông hành lang nối liền từ miền Đông Nam Bộ đến Đồng Tháp Mười, làm chủ các đoạn đường chiến lược vùng giáp ranh.

VTC NewsVTC News12/04/2025

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng tiến công, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, chi khu Bình Minh, phân chi khu Đông Thành, diệt và bức rút 13 đồn, giải phóng một đoạn bờ Nam sông Hậu. Bộ đội địa phương Vĩnh Long tiêu diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an và phân chi khu Mỹ Thuận, bức rút 12 đồn bót.

17h ngày 12/4/1975, Quân giải phóng sử dụng pháo 105mm thu được của địch bắn vào chi khu Bình Minh, trường huấn luyện Cái Vồn, sân bay Trà Nóc, tiểu khu Phong Dinh, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ, Sở chỉ huy và nhà riêng Nguyễn Khoa Nam - Tư lệnh Quân khu 4 Việt Nam Cộng hòa.

Cùng với hoạt động của Binh đoàn cánh Tây Nam và lực lượng vũ trang Quân khu 8 trên đường số 4, các cuộc tiến công của Quân khu 9 trên mặt trận Cần Thơ và Vĩnh Trà đã góp phần giữ chân quân địch tại chỗ, từng bước cô lập Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Sài Gòn.

Các đơn vị bộ binh và xe tăng tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hòa. Ảnh: TTXVN

Các đơn vị bộ binh và xe tăng tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hòa. Ảnh: TTXVN

Cùng ngày, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định ra Nghị quyết chuẩn bị ráo riết cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Chiều 12/4/1975, trong buổi họp giữa Bộ Tư lệnh Chiến dịch cùng một số cán bộ cao cấp ở Sở Chỉ huy, có ý kiến đề nghị lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhất trí gửi một bức điện lên Bộ Chính trị xin được đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, chiến dịch quy mô lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử sâu xa nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trong một diễn biến khác, để quyết tâm giữ Xuân Lộc, ngày 12/4/1975, địch vội vã đổ Lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn xuống ngã ba Tân Phong, các ngày sau đó bố trí lại đội hình trong thị xã và điều Lữ đoàn 3 thủy quân lục chiến, Chiến đoàn 318 biệt động đến Trảng Bom, Chiến đoàn 322 biệt động ở Bầu Cá, Chiến đoàn 315 ở Bầu Hàn, điểm cao 122, Trung đoàn 8 thuộc đoàn 5 từ Lai Khê sang Bầu Cá.

Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Qua 3 ngày chiến đấu, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tạm dừng tiến công vào thị xã, chỉ để lại một bộ phận nhỏ lực lượng giữ những khu vực đã chiếm và kiềm chế nghi binh địch, còn đại bộ phận lực lượng chuyển ra ngoài, tổ chức rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh để giải phóng Xuân Lộc.

Tại mặt trận Cần Thơ, đêm 12/4/1975, Trung đoàn 20 ra được bên ngoài lộ Vòng Cung, nhưng Trung đoàn 10, Trung đoàn 2, do bị phong tỏa, phải chiến đấu quyết liệt với địch, mấy ngày sau đó mới ra được.

Địch truy kích và càn quét trong và ngoài lộ Vòng Cung để tiêu diệt lực lượng của thành phố và tỉnh Cần Thơ còn bám trụ. Đồng thời tập trung hầu hết lực lượng Quân đoàn 4 về co cụm bảo vệ Cần Thơ, huy động 50% lính các cơ quan giữ các cao ốc, các vị trí tiền đồn, cơ quan đầu não của chúng.

Thiên Bình

Nguồn: https://vtcnews.vn/ban-tin-chien-thang-12-4-1975-quan-khu-9-tang-cuong-tien-cong-can-cu-dich-ar937182.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử
Cận cảnh những giờ tập bền bỉ của các chiến sĩ trước đại lễ 30/4
TP Hồ Chí Minh: Những quán cà phê rực rỡ cờ hoa chào mừng đại lễ 30/4
36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm