Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chứng khoán tuần 21 - 25/7: Chiến lược đầu tư khi VN-Index chạm ngưỡng 1.500 điểm

VN-Index “giằng co” trước ngưỡng 1.500 điểm; 8 “gia tộc” cổ phiếu tăng mạnh; Thị trường tăng mạnh nhưng vẫn có rủi ro; Lịch trả cổ tức.

Báo Phụ nữ Việt NamBáo Phụ nữ Việt Nam21/07/2025

VN-Index "giằng cơ" khi chạm 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua tuần thứ 5 liên tiếp khởi sắc khi lần đầu chạm ngưỡng 1.500 điểm trong 3 năm qua, song, áp lực tại vùng điểm này nhanh chóng xuất hiện, khiến chỉ số gặp tình trạng "giằng co".

Chốt tuần, chỉ số VN-Index tăng mạnh 2,71% lên mức 1.497,28 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ năm 2022.

Thanh khoản khớp lệnh kỷ lục, cao hơn 45,5% so với mức bình quân 20 tuần. Lũy kế tuần qua, thanh khoản bình quân tuần trên sàn HOSE đạt 1,416 triệu cổ phiếu (+9,98%), tương đương giá trị đạt 34.207 tỷ đồng (+12,47%).

"Sắc xanh" bao trùm với 17/21 nhóm ngành tăng điểm. Trong đó, Bất động sản dẫn đầu (+8,79%), kế tiếp là Chứng khoán (+5,44%) và Đường (+3,47%). Ngược lại, 3 nhóm ngành chịu áp lực điều chỉnh mạnh nhất với mức giá nhẹ: Cảng biển (-1,11%), Bảo hiểm (-0,95%), Hóa chất (-0,53%).

Với khối ngoại, đà mua dòng được duy trì với mức cao, với giá trị tại thời điểm kết thúc tuần đạt 1.220 tỷ đồng. Tâm điểm thuộc về VPB (VPBank, HOSE) đạt 654 tỷ đồng, SSI (Chứng khoán SSI, HOSE) đạt 582 tỷ đồng và MSN (Masan, HOSE) đạt 354 tỷ đồng.

Các chuyên gia cho rằng, TTCK Việt Nam khép lại một tuần giao dịch đầy hứng khởi với chỉ số chạm ngưỡng tâm lý quan trọng 1.500 điểm. Sự khởi sắc này đến trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý 2/2025, thu hút sự chú ý của dòng tiền đầu cơ lẫn đầu tư.

8 "gia tộc cổ phiếu" gia tăng giá trị

VN-Index "xấp xỉ" ngưỡng đỉnh lịch sử tại 1.500 điểm, đồng nghĩa với việc TTCK ghi nhận giá trị vốn hóa đạt gần 8,3 triệu tỷ đồng. Trong đó, giá trị các cổ phiếu sàn HOSE là 6,4 triệu tỷ, trên HNX gần 0,4 triệu tỷ và giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu giao dịch trên UPCOM là hơn 1,4 triệu tỷ.

Chiếm 29% giá trị vốn hóa toàn thị trường, tương đương hơn 2,4 triệu tỷ đồng 'nằm trong tay' 8 'họ' cổ phiếu thuộc hệ sinh thái của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm: Vingroup, Masan Group, FPT, GELEX, T&T Group, Sovico Group, Hoàng Huy DNP - Tasco.

Chứng khoán tuần 21 - 25/7: Chiến lược đầu tư khi VN-Index chạm ngưỡng 1.500 điểm - Ảnh 1.

Cổ phiếu VIC "tăng nóng" thời gian qua (Ảnh chụp màn hình)

Với Vingroup, 4 mã VIC (Vingroup, HOSE), VHM (Vinhomes, HOSE), VRE (Vincom Retail, HOSE), VEF (VEFAC JSC, UPcoM) đã lên đến 1,11 triệu tỷ đồng, chiếm 45% tổng giá trị của cả nhóm, tương đương 13% toàn thị trường.

Trong vòng hơn 6 tháng, vốn hóa của hệ sinh thái này đã tăng trưởng 186% so với đầu năm. Động lực chính đến từ "cổ phiếu mẹ" Vingroup (VIC, HOSE) tăng 193% và "át chủ bài" bất động sản Vinhomes (VHM, HOSE) tăng 140%.

"Họ" Hoàng Huy và GELEX bám sát với mức tăng trưởng vốn hóa lần lượt là 86% và 83%, trong đó HHS (Dịch vụ Hoàng Huy) tăng 162%, GEE (Điện lực Gelex, HOSE) tăng 359% và GEX (Tập đoàn Gelex, HOSE) tăng 134%.

Cũng tăng trưởng tốt là họ T&T Group với 4 thành viên SHB (SHB, HOSE), SHS (Chứng khoán SHS, HNX), CQN (Cảng Quảng Ninh, UPCoM), VIF (Vinafor, HNX).

Chứng khoán bước vào chu kỳ phục hồi với KQKD quý 2/2025

Nhìn tổng thể, ngành chứng khoán Việt Nam đã có bước hồi phục rõ nét trong quý 2/2025 và nửa đầu năm 2025, nhờ mặt bằng thanh khoản thị trường cải thiện, chỉ số VN-Index vượt 1.500 điểm và dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trở lại.

Bức tranh 6 tháng đầu năm cho thấy ngành chứng khoán đang bước vào chu kỳ phục hồi, nhưng không dành cho tất cả. Tính phân hóa sẽ còn tiếp diễn và chỉ những đơn vị thích nghi nhanh, đầu tư hiệu quả mới có thể giữ vững vị thế trong thời gian tới.

Dẫn đầu với Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 1.420 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý có lợi nhuận cao nhất của TCBS từ đầu năm đến nay, đóng góp lớn vào kết quả lũy kế 6 tháng đầu năm với 2.431 tỷ đồng – chiếm gần 10% tổng lợi nhuận của toàn ngành.

Kế tiếp là Chứng khoán VPS với LNST là 702 tỷ đồng, tăng 35% và Chứng khoán SSI (SSI, HOSE) với LNST là 923 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%.

Đáng chú ý là Chứng khoán VIX (VIX, HOSE), bất ngờ bứt phá với mức lãi 1.302 tỷ đồng, tăng 952% so với cùng kỳ, nhờ hưởng lợi lớn từ danh mục tự doanh, đây cũng là quý có lợi nhuận cao kỷ lục của VIX từ trước đến nay. Sau 6 tháng, VIX ghi nhận lãi ròng 1.674 tỷ đồng – gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, một số công ty quy mô lớn lại ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm. Chứng khoán TP. HCM (HSC) báo lãi quý 2/2025 giảm 39% xuống 192 tỷ đồng do chi phí dự phòng tăng cao.

Chứng khoán FPT (FPTS) cũng ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm dẫn đầu, khi lợi nhuận ròng quý 2/2025 chỉ còn 61 tỷ đồng, giảm tới 62% so với cùng kỳ, chủ yếu do ảnh hưởng từ định giá lại danh mục cổ phiếu. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) giảm 20% còn 51 tỷ đồng.

Cơ hội về lại đỉnh cũ của VN-Index, nhà đầu tư nên làm gì?

Tuần qua, TTCK tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực sau khi chỉ số VN30 vượt đỉnh lịch sử năm 2021. Dù có hai phiên rung lắc nhẹ để kiểm định lại vùng đỉnh cũ, thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng với sự luân chuyển dòng tiền mạnh mẽ giữa các nhóm cổ phiếu. Chốt tuần, chỉ số VN-Index tăng 2,7% lên 1.497 điểm – tiến sát vùng đỉnh cao nhất lịch sử thiết lập vào tháng 1/2022. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều mã đầu ngành vượt đỉnh lịch sử. Nhóm chứng khoán cũng

Theo các chuyên gia nhận định, TTCK Việt Nam đang trải qua giai đoạn có nhiều điểm tương đồng với năm 2020 – 2021, khi tốc độ tăng trưởng cung tiền rất mạnh, chỉ thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sóng tăng của thị trường.

Trong xu hướng tăng hiện nay, đặc biệt với mức độ đồng thuận cao từ chính sách bơm tiền, sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách hỗ trợ như thuế quan và triển vọng nâng hạng thị trường, việc cổ phiếu còn khả năng tăng tiếp là điều rất khó đoán. Do đó, nhà đầu tư (NĐT) đang nắm giữ các nhóm ngành chủ chốt như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, chứng khoán... với mức giá vốn tốt nên kiên nhẫn, để cho lãi tiếp tục chạy.

Khó khăn lớn nhất trong giai đoạn thị trường tăng mạnh không phải là cắt lỗ mà là giữ được khoản lãi lớn. Nhiều người dễ dàng chấp nhận thua lỗ 10–20% mà không bán, nhưng lại vội vàng chốt lời khi mới lãi 5–10%, dễ dẫn đến mất cơ hội sinh lời lớn.

Với kỳ vọng kinh tế tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, chỉ số VN-Index có thể tiến đến vùng 1.600 điểm.

Một số nhóm ngành đang được hưởng lợi rõ rệt từ xu thế này, điểm hình là nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút sự quan tâm lớn từ dòng tiền, nhờ mức định giá vẫn còn hấp dẫn và các chính sách hỗ trợ mạnh tay từ phía cơ quan quản lý.

Nhận định và khuyến nghị

Ông Nguyễn Nhật Tân, Chuyên viên tư vấn đầu tư, Chứng khoán Mirae Asset (MAS) nhận định, VN-Index đang tiến sát vùng đỉnh lịch sử thiết lập đầu năm 2022, thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao.

Thị trường đang hưởng lợi từ những tín hiệu tích cực như: GDP quý 2 tăng 7,5–8% - mức cao nhất 20 năm; Thủ tướng và Ủy ban Chứng khoán đẩy mạnh cải cách giao dịch, triển khai hệ thống CCP, nâng cấp để hướng tới việc ngang tầm khu vực, đạt mục tiêu nâng hạng thị trường; KRX cùng dự án phái sinh được kỳ vọng phát triển, đặc biệt hỗ trợ thanh khoản và thu hút cổ phiếu từ các NĐT chuyên nghiệp.

Chứng khoán tuần 21 - 25/7: Chiến lược đầu tư khi VN-Index chạm ngưỡng 1.500 điểm - Ảnh 2.

NĐT cần có chiến lược đầu tư phù hợp

Những cải cách vĩ mô hỗ trợ dài hạn đang giúp cải thiện cơ sở cấu trúc, niềm tin và việc tiếp cận vốn.

Dù vậy, vẫn có một số rủi ro như: Dòng vốn ngoại dồn vào một số cổ phiếu lớn gây xáo trộn ngắn hạn, thanh khoản thấp ở các ngành khác; Rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, diễn biến phức tạp của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) và đô la Mỹ.

Một số khuyến nghị chiến lược đầu tư dành cho NĐT, như sau:

Giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, ưu tiên nhóm có kết quả kinh doanh quý 2 tích cực - Ngân hàng, Chứng khoán.

Tránh đu đỉnh cổ phiếu với những mã tăng trên 30% trong 2 tuần gần nhất.

Tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích lũy cổ phiếu cơ bản khi thị trường điều chỉnh.

Theo dõi yếu tố vĩ mô như quan sát Fed, tỷ giá USD/VND, chính sách Trung Quốc.

TTCK Việt Nam đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực nhờ dòng vốn ngoại, nền tảng vĩ mô ổn định và kỳ vọng cải cách mạnh mẽ.

Trong một thị trường mà kỳ vọng có thể đẩy giá cổ phiếu tăng 50% trong 2 tuần, NĐT càng cần hiểu rõ: quản trị được cảm xúc - quản trị được kỳ vọng và phân bổ vốn thật hợp lý, đặc biệt phải biết "chốt lời ".

Chứng khoán BSC cho rằng, VN-Index chứng kiến sự giằng co quyết liệt trước ngưỡng 1.500 điểm, trong các phiên tới, thị trường có thể trải qua thêm một giai đoạn rung lắc ngắn hạn để hình thành nền giá mới làm tiền đề cho nhịp tăng tiếp theo.

Chứng khoán Asean đánh giá, VN-Index vẫn duy trì xu hướng của sóng tăng, tuy nhiên, đà tăng đang chậm lại khi VN-Index tiến sát vùng đỉnh lịch sử. Thời gian tới, thị trường sẽ tiếp tục rung lắc, với vùng hỗ trợ gần là 1.460 - 1.480 điểm, trong khi kháng cự gần nằm tại 1.500 điểm. Với các vị thế ngắn hạn, NĐT có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể cân nhắc chốt lời từng phần, đặc biệt với các mã tăng nóng và tiệm cận vùng kháng cự mạnh. Trong khi, NĐT có tỷ trọng tiền mặt cao có thể xem xét giải ngân thăm dò tại các nhịp rung lắc hoặc tích lũy nền của các cổ phiếu thuộc nhóm dẫn dắt như Ngân hàng, Chứng khoán và Bất động sản.

Lịch trả cổ tức tuần này

Theo thống kê, có 27 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 21 - 25/7, trong đó 18 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 6 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 2 doanh nghiệp thưởng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi và 1 doanh nghiệp phát hành thêm.

Tỷ lệ cao nhất là 162,91%, thấp nhất là 0,5%.

6 doanh nghiệp bằng cổ phiếu:

CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (APF, UPCoM), ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/7, tỷ lệ là 10%.

CTCP VIWACO (VAV, UPCoM), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/7, tỷ lệ là 50%.

CTCP Dược phẩm Tipharco (DTG, HNX), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/7, tỷ lệ là 15%.

CTCP Điện nước Lắp máy Hải Phòng (DNC, HNX), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/7, tỷ lệ là 25%.

CTCP Rox Key Holdings (TN1, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/7, tỷ lệ là 10%.

Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR, HNX), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/7, tỷ lệ là 10%.

2 doanh nghiệp thưởng cổ phiếu:

CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/7, tỷ lệ là 30%.

CTCP FPT (FPT, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/7, tỷ lệ 15%.

1 doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi:

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/7, tỷ lệ là 16291:100 (162,91%).

1 doanh nghiệp phát hành thêm:

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/7, tỷ lệ 41%.

Lịch trả cổ tức bằng tiền

*Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.

Sàn Ngày GDKHQ Ngày TH Tỷ lệ
BEL UPCOM 25/7 8/8 4%
LHG HOSE 25/7 25/8 19%
DHN UPCOM 25/7 20/8 20%
HWS UPCOM 25/7 28/8 9,5%
VTR UPCOM 24/7 7/8 10%
MWG HOSE 24/7 8/8 10%
BMC HOSE 24/7 12/8 13%
POT HNX 24/7 15/8 1,4%
NTW UPCOM 23/7 18/8 15%
VDN UPCOM 23/7 11/8 20%
VVS UPCOM 23/7 28/8 10%
SAS UPCOM 22/7 5/8 22,1%
VIF HNX 21/7 21/8 6,5%
TN1 HOSE 21/7 13/8 5%
DNE UPCOM 21/7 15/8 5,5%
AMC HNX 21/7 11/8 13%
SZB HNX 21/7 22/8 30%
IVS HNX 21/7 5/8 0,5%

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/chung-khoan-tuan-21-25-7-chien-luoc-dau-tu-khi-vn-index-cham-nguong-1500-diem-20250720225001288.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm