Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là 2 xã nằm sâu trong vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Giao thông khó khăn, đặc biệt việc sử dụng điện lưới quốc gia dường như là một giấc mơ xa vời đối với đồng bào Bru Vân Kiều nơi đây. Tuy nhiên hôm nay, một đường dây đã vượt rừng, đi ngầm dưới lòng đất hiện thực hóa giấc mơ về ánh sáng điện lưới quốc gia đến với bà con nơi đây.Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ (nằm trong khuôn viên chùa Kh’Leang, đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng hiện là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 30 năm qua, ngôi trường đã góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS Nam bộ.Sáng 26/3, ngay sau Lễ đón chính thức tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.Nhiều năm qua, ngầm tràn nối thôn Tây với trung tâm xã Dực Yên, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) được thiết kế nằm sâu dưới dòng suối, nên mỗi khi có trận mưa lớn là giao thông bị chia cắt hoàn toàn khiến người dân bị rơi vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Giờ đây, bà con vùng cao vô cùng phấn khởi với cầu, ngầm mới sắp được hoàn thành, phá thế “ốc đảo” mùa mưa!Ngày 26/3, tại huyện Kông Chro, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị truyền thông “Tín dụng an toàn cho phụ nữ” cho 90 chị em phụ nữ là Chi hội trưởng, hội viên nòng cốt, hội viên phụ nữ đặc biệt, hội viên phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện.Tại tỉnh Kon Tum, số lượng ca mắc sởi tăng đột biến, ngành Y tế địa phương đang tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sởi, trong đó đặt mục tiêu hoàn thành bao phủ đủ mũi vắc xin cho 95% đối tượng trong diện tiêm chủng, ngay trong tháng 3/2025.Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ (nằm trong khuôn viên chùa Kh’Leang, đường Tôn Đức Thắng, TP. Sóc Trăng hiện là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 30 năm qua, ngôi trường đã góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS Nam bộ.Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này, do vướng quy định tại Thông tư 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chính từ việc không thể giao khoán, đã đẩy 13.000 ha rừng này đứng trước nhiều rủi ro.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Miên man mùa hồng phấn B’Lao. Nhà thờ đá ở Sapa. Sắc màu Bắc Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chợ Phiên Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được mở vào chiều thứ Sáu đến Chủ nhật hàng tuần, thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và văn hóa đặc trưng của đồng bào DTTS. Đây là một điểm đến không thể thiếu cho những ai yêu mến vùng đất này.Hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn Yên Bái đã vận động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại tỉnh.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 26/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Yên Bái có 260 tuyến đường điện thắp sáng đường quê. “Hồn cốt” của người Tày ở Phú Thiện. Bảo tồn văn hóa truyền thống ở chùa Chrôi Tưm Chắs . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Theo thống kê, tỉnh Thanh Hóa có 25 dự án thủy điện được phê quyệt quy hoạch với tổng công suất 957,66MW. Đến nay, đã hoàn thành và phát điện 13 dự án, với tổng công suất 610,6MW. Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện, đến nay đa số các công trình thủy điện đang vận hành an toàn, bảo đảm an toàn liên hồ chứa, kịp thời ứng phó khi có tình huống đột xuất xảy ra.Ngày 25/3, tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức tọa đàm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, diễn đàn Gặp gỡ tài năng trẻ và Lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, trao Giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2025.
Hàng trình khó nhọc đưa điện lên bản
Trước đây, người Bru Vân Kiều ở xã Tân Trạch và Thượng Trạch (Bố Trạch) sử dụng đèn dầu để thắp sáng. Hộ khá giả và các cơ quan công sở thì dùng máy phát điện cỡ nhỏ; hoặc các tấm pin năng lượng mặt trời, hoạt động rất chập chờn để thắp sắng. Khi mặt trời lặn xuống, cũng là lúc bóng tối bao trùm lên các bản làng ở Tân Trạch và Thượng Trạch. Giấc mơ về một ngày có điện để thắp sáng, để xem tivi, để trẻ em có ánh sáng học bài luôn canh cánh trong lòng người Bru Vân Kiều.
Đưa điện lưới quốc gia về Tân Trạch, Thượng Trạch để bà con Bru Vân Kiều phát triển kinh tế - xã hội, là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Xác định được điều đó, chính quyền địa phương và ngành điện lực Quảng Bình đã đưa một Dự án đầy táo bạo và cũng đầy khó nhọc trong khâu hiện thực hóa.
Sau nhiều năm khảo sát và lên phương án thi công, ngày 14/06/2022, Dự án cấp điện lưới quốc gia cho 2 xã cuối cùng của tỉnh Quảng Bình được khởi công. Dự án kéo điện lưới quốc gia về 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch do Sở Công thương làm chủ đầu tư, với tổng vốn là 110 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của tỉnh, giai đoạn 2021-2025.
Địa hình hiểm trở, đường dây điện lên Tân Trạch và Thượng Trạch phải vượt qua dốc cao, vực sâu. Khó khăn hơn, trên hành trình đưa điện lên Tân Trạch, Thượng Trạch có 27,5 km đường dây đi qua vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vườn quốc gia, đơn vị thi công đã phải cho đường dây đi ngầm giới lòng đất.
Công việc vận chuyển vật liệu như cột điện cao hàng chục mét, dây dẫn, máy biến áp... đều phải vận chuyển bằng xe tải chuyên dụng chở đến điểm gần nhất rồi tiếp tục dùng sức người gùi cõng vào bản. Bà con Bru Vân Kiều cũng chung tay tiếp sức cho đội thợ thi công bằng nhiều hình thức như: Mang cơm ăn, tiếp nước uống; gùi xi, cõng sắt…
Hành trình đưa điện về bản không còn là một công trình thông thường nữa, mà đã trở thành câu chuyện của tình người giữa đại ngàn Trường Sơn. Một câu chuyện kể về ý chí và tràn đầy khát vọng đưa ánh sáng về bản.
“Giấc mơ” điện lưới đã thành hiện thực
Trải qua gần 2 năm thi công đầy khó nhọc, ngày 6 tháng 2 năm 2024, Dự án cấp điện lưới quốc gia cho 2 xã cuối cùng (Tân Trạch, Thượng Trạch) của tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành đóng điện giai đoạn 1. Giai đoạn II cũng được tiến hành lắp đặt đường dây, trạm biến áp…để hoàn thành đóng điện vào hồi tháng 10 năm 2024.
Đêm đầu tiên có điện, cả bản sáng rực, tiếng reo hò vang lên khắp nơi. Ánh sáng điện lưới quốc gia trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào Bru Vân Kiều ở 2 xã Trân Trạch, Thượng Trạch.
Với 6 trạm biến áp 22/0,4kV, tổng công suất 450kVA; gần 45km đường dây trung thế, trong đó có 27,5km đi ngầm qua vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và 17,4 đường dây trên cao; đường dây hạ áp có chiều dài gần 8,2km. Đến thời điểm hiện tại, Dự án đã đóng điện đường dây trục chính từ xuất tuyến cột số 141/72/192 (OZO) đến Trạm biến áp bản 61 tại vị trí cột số 141/72/356 (km 16+400 đến km 62+560 Đường tỉnh 562) và 2 nhánh rẽ Trạm biến áp bản 51, Trạm biến áp bản Cà Roòng 1 và 2 xã Thượng Trạch.
Tại xã Tân Trạch, đã cấp điện đến các hộ dân thuộc bản Arem, Cơ quan UBND xã và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối với xã Thượng Trạch, đã cấp điện cho cơ quan UBND xã và điện lưới đến 8 bản (bản Ban, bản Bụt, bản Cà Roòng 1 và 2, bản 51, bản 61, bản Khe Rung, bản Tuộc).
Do điều kiện kinh tế khó khăn, các hộ đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Tân Trạch không có điều kiện mua dây dẫn và các thiết bị sau công tơ để kéo điện về nhà, Tổng Công ty Điện lực miền Trung và Công ty Điện lực Quảng Bình đã trích quỹ phúc lợi hơn 300 triệu đồng hỗ trợ đầu tư để bà con có điện sử dụng. Còn ở xã Thượng Trạch, UBND tỉnh Quảng Bình đã huy động nguồn xã hội hóa để đầu tư các thiết bị sau công tơ để đồng bào có điện dùng sớm nhất.
Điện lới quốc gia về đến bản, là bước ngoặt lớn trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội ở 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch. Có điện, đồng bào Bru Vân Kiều ở Tân Trạch và Thượng Trạch có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận thông tin, khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao nhận thức và trình độ trong sản xuất trồng trọt.
Có điện rồi, các hoạt động văn thể của bà con dân bản với Bộ đội biên phòng cũng được tổ chức nhiều hơn. Thông qua đó, tình đoàn kết quân – dân ngày càng bền chặt, thế trận lòng dân ngày vững mạnh góp phần bảo vệ vững chawcsh chủ quyền quốc gia.
Không dấu nổi niềm vui bà Y Tràn, ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch chia sẻ: “Nhiều thế hệ đồng bào nơi đây chờ giây phút này lâu lắm rồi, ước mơ có điện lưới quốc gia nay đã thành hiện thực. Thôn bản giờ bừng sáng ánh điện, bà con sắm sửa thêm máy móc phục vụ sản xuất để phát trển kinh tế".
Nguồn: https://baodantoc.vn/dien-luoi-da-ve-voi-dong-bao-bru-van-kieu-o-vung-sau-1742975566522.htm
Bình luận (0)