Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giảm tác động môi trường để bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 27-5, ông Trần Thanh Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, huyện đang tập trung vận động các hộ dân vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim mở rộng diện tích lúa sinh thái, từng bước chuyển sang sản xuất hữu cơ, giảm tác động môi trường, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ.

Báo Sài Gòn Giải phóngBáo Sài Gòn Giải phóng27/05/2025

d63c071c2ab89fe6c6a9.jpg
Sản xuất lúa sinh thái tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim

Mới đây, UBND huyện Tam Nông và Công ty cổ phần nông nghiệp xanh Chơn Chính Đồng Tháp Mười, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Xuân (xã Phú Đức) và Tổ hợp tác số 7 (xã Tân Công Sính) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết tiêu thụ lúa sinh thái kết hợp Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ.

Vụ hè thu năm nay, có 46 hộ dân thuộc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Xuân (xã Phú Đức) và Tổ hợp tác số 7 (xã Tân Công Sính) tham gia sản xuất lúa hữu cơ, sinh thái, với diện tích hơn 310ha. Phấn đấu đến năm 2032, nhân rộng toàn bộ diện tích trên 950ha, tại các ô bao 25 thuộc xã Phú Đức và ô bao 43B thuộc xã Tân Công Sính thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim. Đồng thời, xây dựng thương hiệu “Gạo sếu Tam Nông” để phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Việc cải thiện môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim là một trong những nền tảng quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032.

4 may bay gieo sa lua mua noi.jpg
Nông dân ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An gieo sạ giống lúa mùa nổi

Cùng ngày, Sở NN-MT tỉnh Tiền Giang cho biết, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030", tỉnh đăng ký tham gia với diện tích 29.500ha.

Để thực hiện đề án hiệu quả, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn với các nội dung: quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; quy trình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất lúa "1 phải, 5 giảm", ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Triển khai thực hiện 3 mô hình "Thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" trong vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông; xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây; xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè với quy mô 51ha/48 hộ tham gia.

Theo Sở NN-MT tỉnh Tiền Giang, việc áp dụng quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp giúp giảm sâu bệnh hại, giảm 3 lần phun/vụ.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/giam-tac-dong-moi-truong-de-bao-ton-seu-dau-do-post797036.html


Bình luận (0)

No data
No data

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm