Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Gỡ khó để đẩy mạnh phát triển vùng DTTS và miền núi

Những năm gần đây, diện mạo nông thôn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh đã có những đổi thay rõ nét. Góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển mình ấy là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng14/05/2025

Đời sống người dân vùng DTTS khởi sắc từ Chương trình MTQG
Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi
Đời sống người dân vùng DTTS khởi sắc từ Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

Năm 2024, dưới sự chỉ đạo điều hành sát sao của UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và chính quyền địa phương, chương trình MTQG đã đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vùng DTTS tăng trưởng ước đạt trên 7,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng. Hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa được đầu tư đồng bộ, với nhiều chỉ tiêu đạt từ 99 đến 100%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn vùng giảm xuống còn 5,47% (trong đó, hộ nghèo 1,91%; cận nghèo 3,56%), giảm rõ rệt so với năm trước.

Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, an sinh xã hội được quan tâm đã tạo tiền đề quan trọng cho vùng đồng bào DTTS phát triển bền vững. Công tác an ninh, trật tự được giữ vững, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo đúng quy định. Tỉnh còn chủ động lồng ghép các chương trình đầu tư công, triển khai các mô hình như bố trí khu tái định cư gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện như Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Cát Tiên... qua đó, tạo hướng đi mới cho sinh kế bền vững của người dân.

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song, theo Sở Dân tộc và Tôn giáo, việc triển khai Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bà Cil Bri - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo cho biết, một trong những trở ngại lớn nhất hiện nay là tiến độ giải ngân vốn, nhất là nguồn vốn sự nghiệp vẫn còn chậm so với yêu cầu do trùng lặp đối tượng áp dụng giữa các chương trình. Một số dự án trọng điểm như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, xây dựng nhà ở, sắp xếp dân cư, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị... gặp nhiều vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể từ Trung ương hoặc quy định còn chồng chéo, chưa sát với thực tế địa phương. 

Thêm vào đó, việc sáp nhập bộ máy quản lý công tác dân tộc cấp huyện vào Văn phòng HĐND và UBND huyện khiến nhiều địa phương thiếu cán bộ chuyên trách, hoặc cán bộ mới chưa nắm vững chính sách, gây lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nhằm khắc phục những tồn tại và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Tại buổi làm việc mới đây với Sở Dân tộc và Tôn giáo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Tuấn chỉ đạo, Sở cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách dân tộc; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; các sở, ngành và địa phương phải quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm trước ngày 30/6. 

Theo bà Cil Bri, thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo sẽ tập trung đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân vốn năm 2025 và nguồn vốn chuyển tiếp từ các năm trước. Đồng thời, tham mưu điều chỉnh các nghị quyết, chính sách liên quan để phù hợp hơn với giai đoạn phát triển mới. Việc rà soát, phân định lại các khu vực I, II, III cũng đang được đẩy mạnh thực hiện nhằm đảm bảo chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, phát huy hiệu quả cao nhất.

Sở cũng sẽ nâng cao tinh thần chủ động, trách nhiệm trong tham mưu triển khai các chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ngoài việc phối hợp với các sở, ngành, địa phương, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai và giải ngân các nội dung, tiểu dự án, dự án sử dụng nguồn vốn chuyển tiếp và vốn được giao năm 2025; Sở còn tập trung tham mưu định hướng chính sách giai đoạn 2026 - 2030, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã). 

Song song đó, Sở sẽ phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổ chức các đoàn công tác cơ sở để hướng dẫn triển khai công tác dân tộc, tôn giáo nói chung, các chương trình MTQG nói riêng, đảm bảo không để gián đoạn việc thực hiện chính sách dân tộc trong bối cảnh chuyển đổi mô hình chính quyền hai cấp tại địa phương.

Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là một chiến lược phát triển bền vững mang tầm nhìn dài hạn. Trong giai đoạn tới, việc nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong công tác tham mưu, điều hành ở tất cả các cấp sẽ là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả thực thi chính sách. Chỉ khi chính sách thực sự “chạm” tới từng người dân, từng thôn buôn, mới có thể hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững, cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, bảo đảm an sinh xã hội và phát huy nội lực các dân tộc vùng đồng bào DTTS. 

Nguồn: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202505/go-kho-de-day-manh-phat-trien-vung-dtts-va-mien-nui-165532b/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm