Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hóa thạch lười đất tiết lộ bí mật lịch sử chưa từng biết

Vết tích công cụ thô sơ trên xương lười đất ẩn chứa bằng chứng gây sốc: tổ tiên chúng ta có thể đã săn bắt từ trước thời Băng hà.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống16/07/2025

hoa-thach-1.jpg
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch của loài lười đất khổng lồ (Lestodon armatus) tại khu vực Arroyo del Vizcaíno, gần Sauce, Uruguay. Họ cho hay khám phá này có thể đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người ở Nam Mỹ hàng nghìn năm trước. Ảnh: R.A. Fariña et al., Swiss Journal of Palaeontology.
hoa-thach-2.jpg
Hóa thạch loài lười đất khổng lồ đã tuyệt chủng là phần xương gót chân có niên đại khoảng 33.000 tuổi. Trên phần xương này có một vết lõm tròn rõ ràng, đường kính khoảng 21 mm và sâu gần 41 mm. Ảnh: R.A. Fariña et al., Swiss Journal of Palaeontology (2025).
hoa-thach-3.jpg
Vết thương này mang đặc điểm giống vũ khí của con người thời tiền sử gây ra. Ảnh: Chensiyuan / CC BY-SA 4.0.
hoa-thach-4.jpg
Theo các chuyên gia, khu vực Arroyo del Vizcaíno là nơi phát hiện hơn 2.000 bộ xương từ ít nhất 15 loài động vật lớn, phần lớn thuộc về Lestodon armatus - loài lười đất khổng lồ có thể dài tới 4m. Ảnh: ResearchGate.
hoa-thach-5.jpg
Khu vực Arroyo del Vizcaíno là nơi tập trung cực kỳ dày đặc các loài động vật thời tiền sử. Thông qua phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ, những di vật tìm thấy tại đây có niên đại khoảng 33.000 năm tuổi. Ảnh: Ancient-origins.
hoa-thach-6.jpg
Tiến sĩ Richard Fariña, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Cộng hòa Uruguay và là tác giả chính của nghiên cứu, cho hay kết quả kiểm tra phần xương gót chân phát hiện những sợi hữu cơ nằm trong vết lõm. Điều này cho thấy có sự hiện diện của các vật liệu thực vật. Nhóm nghiên cứu suy đoán vũ khí làm bị thương con lười đất khổng lồ có thể là một cây giáo làm từ gỗ. Ảnh: reddit.
hoa-thach-7.jpg
Trước khám phá này, các chuyên gia cho rằng sự hiện diện sớm nhất của con người là khoảng 23.000 năm trước dựa trên những dấu chân được tìm thấy tại Công viên Quốc gia White Sands ở New Mexico. Ảnh: mullerornis.medium.com.
hoa-thach-8.jpg
Tuy nhiên, bằng chứng mới tìm thấy ở Uruguay đẩy lùi thời điểm này gần 10.000 năm, cho thấy con người đã săn bắt động vật lớn ở Nam Mỹ từ rất lâu trước Kỷ Băng hà Cuối cùng (khoảng 26.500 đến 19.000 năm trước). Ảnh: AuntSpray | Shutterstock.
hoa-thach-9.jpg
Tình trạng vết thương ở con lười đất khổng lồ cho thấy con vật bị săn đuổi ở cự ly gần. Điều này phù hợp với việc người tiền sử dụng giáo để đâm hoặc các vũ khí tương tự để săn bắt động vật lớn. Ảnh: Tim Sharp.
hoa-thach-10.jpg
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng vũ khí được người tiền sử sử dụng có thể có đầu tròn làm bằng gỗ cứng, xương hoặc ngà voi và được gắn vào một cán gỗ. Ảnh: deviantart.
Mời độc giả xem video: Phát hiện thêm nhiều loài mới ở Khu vực sông Mekong. Nguồn: THĐT1.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/hoa-thach-luoi-dat-tiet-lo-bi-mat-lich-su-chua-tung-biet-post1554937.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm