Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nghệ An liên tiếp phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An20/05/2025


Liên tiếp bắt giữ thực phẩm không rõ nguồn gốc

Theo đại diện của Chi cục Quản lý thị trường, từ đầu năm 2025 đến nay, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ nhiều vụ thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những thực phẩm bẩn này chủ yếu là thịt, nội tạng động vật, gia cầm, như thịt, lòng, nầm trâu, bò, lợn, trứng, tràng gà...

Trong quá trình kiểm tra, các loại thực phẩm này đều được cấp đông, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Nhiều thực phẩm đã bốc mùi hôi thối, hỏng mốc.

Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi tại phường Quang Trung. Ảnh: PV

Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi tại phường Quang Trung. Ảnh: P.V

Điển hình, ngày 13/5/2025, Đội QLTT số 3 đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi tại phường Quang Trung, TP. Vinh, do ông Lê Đức S. làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 600 kg măng đã qua sơ chế nhưng không có bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ hợp pháp liên quan đến lô hàng. Đội QLTT số 3 đã lập biên bản xử phạt hành chính 12 triệu đồng và tổ chức tiêu hủy toàn bộ số măng vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Cũng trong ngày 13/5, Đội QLTT số 3 phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Xuất, nhập khẩu thực phẩm sạch NK tại phường Hưng Đông, TP, Vinh, do ông Trần Ngọc T. làm giám đốc. Qua kiểm tra, đoàn phát hiện công ty đang kinh doanh 350 kg chân gà và 125 kg đuôi lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Cơ quan chức năng đã xử phạt công ty số tiền 34 triệu đồng và tịch thu toàn bộ lô hàng vi phạm để xử lý theo quy định.

Cùng ngày 13/5, Đội QLTT số 11 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Nghệ An kiểm tra 1 xe tải hiệu THACO mang biển kiểm soát 74C-xxx do ông Trần Quốc Tuấn (trú tại TP. Huế) điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra tại khu đô thị Cửa Tiền, phường Vinh Tân, TP. Vinh, lực lượng chức năng phát hiện xe đang bốc dỡ 3 tấn đường cát vàng nhập lậu mang nhãn hiệu BURIRAM SUGAR (Thái Lan), loại 50 kg/bao, tổng giá trị lô hàng ước tính khoảng 45 triệu đồng. Toàn bộ số đường không có nhãn phụ tiếng Việt, không kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ, bị xác định là hàng nhập lậu và đã bị tịch thu.

van truong m43

Ngành chức phát hiện 350 kg chân gà và 125 kg đuôi lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc ở thành phố Vinh. Ảnh: P.V

Trước đó, trong 2 ngày (21 và 22/4/2025), Đội QLTT số 3 đã phát hiện và xử lý 2 vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm không đảm bảo an toàn tại TP. Vinh. Gần 1 tấn thực phẩm bao gồm giò me, thịt gà đông lạnh... không có nguồn gốc xuất xứ đã bị tiêu hủy, với tổng số tiền xử phạt gần 60 triệu đồng.

Tiếp đó, ngày 29/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Đ.T.H, có địa chỉ tại khu vực Tây chợ Vinh, phường Vinh Tân, TP. Vinh.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán 174 gói bột ngọt loại 1 kg mang nhãn hiệu MIWON và AJINOMOTO có dấu hiệu giả mạo, cùng với 350 kg bột ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng trên có tổng khối lượng hơn 500 kg.

Đội QLTT số 3 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ lô hàng vi phạm, đồng thời, tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, lực lượng chức năng Nghệ An đã phát hiện một cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất cấm. Tang vật thu giữ gồm gần 2.000 lu giá đỗ, với tổng trọng lượng khoảng 25 tấn, cùng 25 lít dung dịch hóa chất "nước kẹo" chứa hoạt chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP) – một loại chất kích thích sinh trưởng bị cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm và 150 lít dung dịch đã pha chế. Theo cơ quan chức năng, 6-Benzylaminopurine (6-BAP) là chất có thể gây xơ phổi, rối loạn nội tiết và nguy cơ tử vong nếu sử dụng lâu dài.

Theo cơ quan chức năng, 6-Benzylaminopurine (6-BAP) là chất có thể gây xơ phổi, rối loạn nội tiết và nguy cơ tử vong nếu sử dụng lâu dài.

Theo cơ quan chức năng, 6-Benzylaminopurine (6-BAP) là chất có thể gây xơ phổi, rối loạn nội tiết và nguy cơ tử vong nếu sử dụng lâu dài.

Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Việc lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ thực phẩm bẩn trong thời gian qua khiến dư luận không khỏi lo ngại. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, các lô thực phẩm không rõ nguồn gốc nêu trên có thể đã âm thầm xâm nhập vào các chợ dân sinh, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Nghệ An, thậm chí đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến.

Trong bối cảnh các kênh bán hàng trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thực phẩm đang trở thành mặt hàng được mua bán tràn lan mà không qua bất kỳ kiểm định nào. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên mạng với những từ khóa như “bán nầm lợn”, “tràng trứng gà non”, “chân gà rút xương”, “lòng se điếu”… là có thể tìm thấy hàng trăm kết quả từ các đầu mối rao bán. Đáng lo ngại, phần lớn các chủ buôn trên mạng chỉ quảng cáo bằng lời rằng, thực phẩm là “hàng tươi sống”, “mới ra lò” hay “hàng nhà làm”, nhưng hoàn toàn không có bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hay an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực tế cho thấy, phần lớn các loại thực phẩm này đều đã qua cấp đông, đóng gói sơ sài và không đảm bảo điều kiện bảo quản khi đến tay người tiêu dùng. Theo đại diện Chi cục Quản lý thị trường, từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 46 vụ buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xử phạt hành chính trên 245 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hồng Phong – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An cho biết: “Tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn diễn ra phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật yếu kém và đạo đức kinh doanh xuống cấp. Nhiều người trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến sẵn sàng vi phạm pháp luật, coi nhẹ tính mạng và sức khỏe cộng đồng chỉ vì lợi nhuận”.

van truong 35

Ngành chức năng phát hiện mỳ chính giả tại chợ Vinh. Ảnh: P.V

Đáng báo động hơn, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Họ dễ bị thu hút bởi thực phẩm có hình thức bắt mắt và giá rẻ mà không quan tâm đến chất lượng. Lợi dụng tâm lý này, nhiều đối tượng đã đưa hàng nhập lậu vào tiêu thụ trong nước, góp phần làm trầm trọng thêm vấn nạn thực phẩm bẩn. Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội lại trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho hoạt động buôn bán này khi cho phép quảng cáo tự do mà không yêu cầu xác minh nguồn gốc sản phẩm.

Để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ mất an toàn thực phẩm, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ từ các cấp, ngành chức năng. Việc kiểm soát chặt chẽ ngay từ cửa khẩu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là yêu cầu cấp thiết.

Người dân cũng cần chủ động nói không với thực phẩm bẩn, đồng thời, nêu cao tinh thần đấu tranh, dũng cảm tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP. Chỉ khi toàn xã hội cùng chung tay, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn mới có thể đạt hiệu quả thực chất và lâu dài.


ADQuảng cáo


Nguồn: https://baonghean.vn/nghe-an-lien-tiep-phat-hien-thuc-pham-khong-ro-nguon-goc-10297767.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm