Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sinh động sắc màu văn hoá phi vật thể các dân tộc Quảng Ninh

Việt NamViệt Nam17/04/2025

Quảng Ninh có kho tàng văn hoá phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc và giàu truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Phụ nữ dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu hát then bên suối.
Phụ nữ dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu hát then bên suối.

Di sản văn hóa phi vật thể là những thứ không thể cầm nắm được, là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Là vùng đất cổ, có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa rất riêng, tiêu biểu tạo nên cho Quảng Ninh sự phong phú, đa dạng của một vùng văn hóa độc đáo. Quảng Ninh hiện có 362 di sản văn hóa phi vật thể thuộc 7 loại hình, gồm: 76 lễ hội dân gian truyền thống, 25 di sản nghề thủ công truyền thống, 22 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 14 di sản ngữ văn dân gian, 168 di sản tập quán xã hội, 7 di sản tiếng nói chữ viết, 50 di sản tri thức dân gian.

Trong đó, loại hình trình diễn dân gian rất phong phú, tiêu biểu như: Hát then của người Tày, hát đối, hát giao duyên trên thuyền của ngư dân trên Vịnh Hạ Long, hát đúm ở đảo Hà Nam (TX Quảng Yên), hát soóng cọ của người Sán Chỉ (huyện Bình Liêu và huyện Tiên Yên), hát dân ca Dao (TP Hạ Long và TP Uông Bí), hát nhà tơ, hát - múa cửa đình ở Vạn Ninh (TP Móng Cái), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn), xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà)...

Học sinh người Sán Chỉ xã Húc Động huyện Bình Liêu học hát sóong cọ bên suối.
Học sinh người Sán Chỉ, xã Húc Động (huyện Bình Liêu) học hát soóng cọ bên suối.

Loại hình lễ hội có gần 80 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra hằng năm. Trong đó, có những lễ hội lớn diễn ra trong nhiều ngày, đặc biệt lại có những lễ hội mang tính hội vùng, thường cuốn hút du khách nhiều tỉnh thành về dự. Có một sự giao thoa dung hợp văn hóa vùng miền, hoà hợp giữa tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng thờ cúng nhân vật lịch sử trong các lễ hội ở Quảng Ninh. Trong khi đó, nhiều lễ hội miền biển lại chịu ảnh hưởng bởi các lễ hội nông nghiệp ở đồng bằng.

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái; hát nhà tơ (hát cửa đình); nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ và hát soọng cô của người Sán Dìu; các lễ hội đền Cửa Ông, miếu Tiên Công, đình Trà Cổ, đình Quan Lạn, đình Đầm Hà, đình Vạn Ninh, lễ hội Bạch Đằng và lễ hội Xuống đồng; tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn; lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y (TP Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, huyện Vân Đồn, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà); lễ mừng cơm mới của người Tày (TP Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều, huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà).

Đặc biệt, Quảng Ninh cũng sở hữu 2 di sản, gồm then của người Tày là một trong số 11 tỉnh có then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đại diện các địa phương sở hữu di sản tập quán xã hội lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Đại diện các địa phương sở hữu di sản tập quán xã hội lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tại Lễ hội Sóng Mun huyện Hải Hà năm 2025.

Những năm qua, ngành văn hóa và các địa phương đã tích cực triển khai các dự án, đề án về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Quảng Ninh. Đánh thức tiềm năng giá trị các di sản văn hoá phi vật thể, tỉnh Quảng Ninh đã đưa việc khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống vào trong đời sống nông thôn làng xã, các trò chơi dân gian vào trong các lễ hội và thậm chí đưa cả vào trường học. Nhiều CLB hát dân ca đã ra đời. Nhiều di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Quảng Ninh cũng được Sở VH-TT&DL và các địa phương phối hợp với Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng nhiều loại hình trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội của đồng bào các dân tộc. 

Huỳnh Đăng


Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm