Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tạm ngừng ghi nhận tác giả bức ảnh “Em bé Napalm”

World Press Photo vừa tạm ngừng ghi nhận tác giả bức ảnh “Em bé Napalm” do xuất hiện nghi vấn mới liên quan đến người chụp thực sự của tác phẩm.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống16/05/2025

Tổ chức World Press Photo mới đây đã thông báo tạm ngừng ghi nhận tác giả của bức ảnh “The Terror of War” (Nỗi kinh hoàng chiến tranh” hay còn được biết đến với tên gọi “Em bé Napalm”) – tác phẩm từng giành giải Ảnh Báo chí Thế giới của năm 1973 và giải Pulitzer. Bức ảnh ghi lại cảnh một bé gái chạy trong hoảng loạn sau một cuộc tấn công bằng bom napalm trong Chiến tranh Việt Nam, từ lâu được cho là do phóng viên Huỳnh Công “Nick” Út của hãng tin AP chụp.

em-be-napalm.jpg
Bức ảnh "Em bé Napalm" được trưng bày trong một cuộc triển lãm. Ảnh: NLD

Theo World Press Photo, quyết định được đưa ra sau khi tổ chức tiến hành một cuộc phân tích độc lập, dựa trên các bằng chứng mới được công bố trong bộ phim tài liệu The Stringer do The VII Foundation sản xuất, cùng với các phân tích kỹ thuật từ nhóm nghiên cứu INDEX (Pháp). Những tư liệu này đặt ra nghi vấn về tác quyền của bức ảnh và cho thấy khả năng người chụp thực sự có thể là ông Nguyễn Thành Nghệ – một cộng tác viên của hãng AP tại thời điểm đó.

World Press Photo cho biết đã tiến hành rà soát cả các phát hiện trong phim tài liệu cũng như cuộc điều tra nội bộ của hãng AP. Trong thông cáo đăng tải trên trang web chính thức, World Press Photo khẳng định không thể tiếp tục ghi nhận Nick Út là tác giả khi tồn tại nghi vấn đáng kể, nhưng cũng chưa có đủ căn cứ để khẳng định một tác giả khác.

Từ đó, World Press Photo đã đưa ra hai quyết định chính: tạm ngừng ghi nhận tác quyền của Nick Út đối với bức ảnh “The Terror of War” và cập nhật chú thích kèm theo ảnh để phản ánh sự hoài nghi hiện tại. Nội dung mới cho biết có khả năng các nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Nghệ hoặc Huỳnh Công Phúc (tên thật của Nick Út) đã ở vị trí thuận lợi để chụp bức ảnh vào thời điểm xảy ra vụ việc.

World Press Photo nhấn mạnh rằng, bức ảnh vẫn giữ nguyên giá trị giải thưởng, chỉ có phần ghi nhận tác quyền đang được xem xét lại. Việc tạm ngừng này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi có bằng chứng rõ ràng xác nhận hoặc bác bỏ quyền tác giả ban đầu.

Bức ảnh “Em bé Napalm” là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng và có tác động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nhiếp ảnh chiến tranh. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một bé gái, Phan Thị Kim Phúc, khỏa thân, vừa chạy vừa gào khóc vì bỏng nặng do bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh trong Chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh gây chấn động toàn thế giới, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh và nỗi đau của dân thường vô tội, đặc biệt là trẻ em. Bức ảnh trở thành biểu tượng của phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, góp phần gia tăng áp lực buộc Mỹ phải rút quân.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/infographic-ong-donald-trump-va-cac-tong-thong-my-tung-tham-viet-nam-post1029821.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

10.000 món đồ cổ đưa bạn trở về Sài Gòn xưa
Nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập
Khám phá vùng savan ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm