Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thời điểm phù hợp để thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

(Dân trí) - Theo quan điểm của nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, trong quá trình hợp nhất tỉnh/thành phố với quy mô toàn quốc, vẫn nên tồn tại các thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo Dân tríBáo Dân trí04/04/2025

1.webp

Thách thức trong quá trình thực hiện

Theo ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, đây có thể xem là thời điểm phù hợp để thực hiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Ông Tiếng nhìn nhận, khi các bộ, ngành ở Trung ương đã sắp xếp lại, cấp huyện đã có chủ trương bỏ nhằm giảm bớt cấp hành chính trung gian, cũng có thể sắp xếp lại bộ máy hành chính cấp tỉnh cho đồng bộ.

Điều này theo ông Tiếng không chỉ tạo không gian phát triển mới mà còn góp phần chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước ngay trước Đại hội lần thứ XIV của Đảng - thời điểm được xác định là khởi đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

2.webp

Thành phố Đà Nẵng đang thiếu không gian để phát triển (Ảnh: Hoài Sơn).

Theo ông Tiếng, thách thức trong quá trình thực hiện là người dân sẽ gặp một số khó khăn về thủ tục hành chính trong giai đoạn quá độ giữa hai mô hình, khi vẫn còn cấp huyện hay khi đã bỏ cấp huyện, khi các tỉnh/thành phố còn tách riêng hay đã hợp nhất.

Để khắc phục, ông Tiếng cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính, bảo đảm quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng, minh bạch. Đồng thời, cần bố trí các địa điểm tiếp dân cấp tỉnh/thành phố tại những trụ sở hành chính cấp huyện cũ để tạo thuận lợi cho người dân, tránh tình trạng phải di chuyển xa hoặc gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ công.

3.webp

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính, bảo đảm quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng (Ảnh: Hoài Sơn).

Cũng theo ông Tiếng, Đảng ta đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực cho sự đột phá phát triển, do đó cần có nhận thức đúng về vai trò của văn hóa trong đời sống. Cần nhìn nhận được mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, luôn coi trọng di sản văn hóa địa phương và phải biết cách bảo tồn, phát huy những giá trị ấy.

Như vậy, địa bàn càng rộng sẽ càng tạo thêm dư địa để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa mang bản sắc đặc trưng. Điều này không chỉ giúp gìn giữ giá trị riêng của từng vùng, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu của địa phương trong một tổng thể phát triển hài hòa.

Làm thế nào để người dân thuận tiện nhất

Ông Tiếng cho rằng, tiêu chí quan trọng nhất trong việc hợp nhất tỉnh/thành phố theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay là làm thế nào để người dân thuận tiện nhất, làm thế nào để thực hiện đúng theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Không để người dân tìm đến chính quyền mà chính hệ thống chính trị về với người dân".

Đơn cử như khi có nhu cầu cứu thương, cứu hỏa…, công dân của tỉnh/thành phố vừa hợp nhất cũng được giải quyết thấu đáo, hiệu quả như khi còn là công dân của tỉnh/thành phố chưa/không hợp nhất.

Theo quan điểm của ông Tiếng, khi thành lập các thành phố trực thuộc Trung ương, chúng ta đã có ý thức phân biệt giữa đô thị và nông thôn. Vì vậy, trong quá trình hợp nhất tỉnh/thành phố với quy mô toàn quốc lần này, theo ông vẫn nên tồn tại các thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, mỗi thành phố trực thuộc Trung ương có thể hợp nhất với tỉnh láng giềng, nhưng cũng có thể chỉ cần sáp nhập một hoặc một số huyện/xã của tỉnh láng giềng là đủ.

4.webp

Một góc trung tâm thành phố Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).

Trước đây, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng lấy đô thị trung tâm là thành phố Đà Nẵng của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng làm nòng cốt; trong khi đó Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng bao gồm toàn bộ các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế chứ không chỉ lấy đô thị trung tâm là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế làm nòng cốt.

Ông Tiếng nhấn mạnh, điều quan trọng là sau hợp nhất, thương hiệu và mô hình thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục được phát huy.

Theo ông Tiếng, lộ trình hợp lý là bỏ toàn bộ đơn vị hành chính cấp huyện; tiếp đó là hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh đi đôi với hợp nhất đơn vị hành chính cấp xã (nhằm giảm bớt đầu mối trực thuộc cho các tỉnh/thành phố sau hợp nhất); cuối cùng từng tỉnh/thành phố mới sau hợp nhất sắp xếp lại các cơ quan/đơn vị (sở, ngành) trong hệ thống chính trị cấp tỉnh mới theo mô hình chung.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/noi-vu/thoi-diem-phu-hop-de-thuc-hien-viec-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh-cap-tinh-20250402183433973.htm




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm