Nghệ thuật lân, sư, rồng (ảnh) là hình thức nghệ thuật trình diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM với 3 linh vật: lân, sư, rồng đều mang tính thần thoại, đại diện cho mong ước thịnh vượng, may mắn, xua đuổi điềm xấu, thường được biểu diễn trong các lễ hội, tết nguyên đán, tết trung thu, ngày khai trương, động thổ…, thể hiện giá trị tinh thần, nghệ thuật, giá trị giáo dục, bảo lưu, trao truyền văn hóa truyền thống.
Ảnh: Độc Lập
Ngoài 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới, TP.HCM còn có thêm 7 công trình, địa điểm được UBND TP.HCM công nhận di tích lịch sử - văn hóa đợt này, gồm: chợ Tân Định, đền thờ Mariamman, Trường THPT Trưng Vương (Q.1), đình An Khánh, đình Long Bình, đình Long Hòa (TP.Thủ Đức) và Trường ĐH Sài Gòn (Q.5), nâng số lượng di tích lịch sử - văn hóa của TP lên 200 công trình, địa điểm, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử), 58 di tích quốc gia (gồm 2 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử), 140 di tích cấp thành phố (86 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích lịch sử); và 79 di tích lịch sử liên quan đến quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Dịp này, Công ty CP Tư vấn cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM. Sự kiện không chỉ khẳng định vai trò của nhà hát như một trung tâm văn hóa quan trọng mà còn thể hiện sự kết nối giữa việc bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa VN.
Nguồn: https://thanhnien.vn/tphcm-them-1-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-va-7-di-tich-lich-su-van-hoa-185250330221217324.htm
Bình luận (0)