Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vì sao ngành game Việt chưa thể vươn xa?

(NLĐO)- Đây là năm thứ hai liên tiếp PTIT góp mặt tại Ngày hội Game Việt Nam với vai trò là đơn vị đào tạo đại học công lập duy nhất về ngành game.

Người Lao ĐộngNgười Lao Động26/05/2025

Ngày 26-5, Ngày hội Game Việt Nam - Vietnam GameVerse 2025 đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP HCM).

Chương trình do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử phối hợp cùng Báo VnExpress, Công ty CP dịch vụ trực tuyến FPT và Liên minh Game Việt Nam tổ chức, kéo dài đến ngày 27-5, dự kiến thu hút 40.000 người tham dự.

Một trong những điểm đáng chú ý lần này là sự góp mặt của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT (Bộ Khoa học và Công nghệ). Đây là năm thứ hai liên tiếp PTIT góp mặt tại ngày hội, với vai trò là đơn vị đào tạo đại học công lập duy nhất, đào tạo chính quy về thiết kế và phát triển game.

Tại Vietnam Gameverse 2025, TS Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDiT (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), đã có những chia sẻ sâu sắc về chủ đề hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành game Việt.

img

Đây là năm thứ hai liên tiếp Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tham gia tại Vietnam Gameverse 2025

Theo TS Cao Minh Thắng, việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngành game cần bắt đầu từ việc đồng bộ chương trình đào tạo với thực tế sản xuất, tăng cường trải nghiệm thực tiễn, và thúc đẩy hợp tác nhà trường – doanh nghiệp.

Ông nhấn mạnh để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành game Việt Nam, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có khả năng sáng tạo, linh hoạt và đáp ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo đại học và các doanh nghiệp trong ngành.

Điều này nhằm bảo đảm sinh viên có thể học tập và rèn luyện trong môi trường thực tiễn, đặc biệt là môi trường quốc tế, để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp có thể tạo ra một hệ sinh thái đào tạo – thực hành – nghiên cứu – ứng dụng hoàn chỉnh. Quá trình này bắt đầu từ việc cùng xây dựng chương trình đào tạo, đến triển khai các chương trình thực tập, thực tế, chia sẻ nguồn lực và chuyên gia, và cả thúc đẩy nghiên cứu, khởi nghiệp.

Ngành công nghiệp game Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, số lượng game sản xuất trong nước ngày càng gia tăng và vị thế của các nhà phát triển Việt Nam trên thị trường quốc tế dần được khẳng định.

"Tuy vậy, để có thể thực sự vươn mình và phát triển bền vững, công nghiệp game Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế. Và để sớm có được lực lượng này, sự kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định" - TS Cao Minh Thắng nói.

Trong khuôn khổ ngày hội Vietnam Gameverse 2025, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận trao tặng phòng thực hành Công nghệ Game từ Công ty CP iKame Global - đối tác chiến lược của học viện; đồng thời tổ chức lễ ký kết hợp tác cùng Công ty CP Funtap, công ty phát hành và phát triển game lớn tại Việt Nam.

img

Lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trải nghiệm game tại gian hàng

img

Gian hàng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thu hút đông đảo khách tham quan

img

TS Cao Minh Thắng cho biết Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xác định hợp tác với doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của các chương trình đào tạo.

Học viện hiện có quan hệ hợp tác với nhiều công ty game hàng đầu tại Việt Nam như VTC, VNG, GameLoft, iKame Global, Falcon Game Studio. Bên cạnh đó, đồng hành cùng Học viện còn có Hiệp hội Phát triển Game Việt Nam và các thành viên như TopeBox, Negaxy, GameGeek…".

Nguồn: https://nld.com.vn/vi-sao-nganh-game-viet-chua-the-vuon-xa-19625052611033307.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm