Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Yên Bái xây dựng thương hiệu du lịch từ di sản văn hóa

Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được xếp hạng quốc gia cùng sự phong phú, đa dạng trong phong tục tập quán đa sắc màu của 30 dân tộc anh em. Tiềm năng phong phú này được tỉnh Yên Bái xác định là nguồn lực quan trọng để tỉnh định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch.

Báo Yên BáiBáo Yên Bái25/04/2025


Toàn tỉnh hiện có 142 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng các cấp; trên 40 lễ hội truyền thống; 510 di sản văn hóa phi vật thể của đồng nào dân tộc thiểu số, 1 Danh thắng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh; 11 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia gồm có: Lễ Cấp sắc của người Dao (huyện Văn Yên); Hạn Khuống của người Thái (thị xã Nghĩa Lộ); Lễ mừng cơm mới của người Mông (huyện Mù Cang Chải); Lễ hội Đền Đông Cuông (huyện Văn Yên); Nghệ thuật Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông (huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn); Nghệ thuật Xòe Thái (thị xã Nghĩa Lộ); ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được bình chọn là 1 trong 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới do Tạp chí du lịch CN Traveler bình chọn… 


>> Điểm A+ cho du lịch Yên Bái

>> Yên Bái "bội thu” 4 mùa du lịch


Tự hào với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo, thời gian qua, trên cơ sở phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di sản, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến phát triển du lịch di sản. Từ đây, lượng khách tham quan trong nước và quốc tế không ngừng gia tăng. Du khách hào hứng khi đến với Yên Bái và tìm hiểu về hoạt động nghệ thuật cho tới tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền…


Hai ngày trải nghiệm văn hóa và cuộc sống cùng người Thái Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ là khoảng thời gian đáng nhớ với gia đình bà Serouart - du khách người Pháp. Lựa chọn homestay tại xã Nghĩa An, gia đình bà được tham quan một số di tích lịch sử của địa phương, được khám phá, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của bà con người Thái, ai cũng rất ấn tượng. 


Bà Serouart chia sẻ: "Chúng tôi được bà con đưa đi tham quan một số sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương, rồi cùng tham gia trải nghiệm các công việc thường ngày, tối đến được cùng tham gia vào vòng xòe của người Thái. Gia đình tôi rất háo hức bởi được biết "Nghệ thuật Xòe Thái” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 


Còn với chị Nguyễn Thu Hiền - du khách đến từ Hà Nội thì thích thú khi được hòa nhập cùng cuộc sống thường ngày và trải nghiệm vẽ sáp ong truyền thống của người Mông - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chị cho hay: "Tôi rất vui khi được biết về kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống, được tự tay làm cho mình một món quà lưu niệm trên chất liệu truyền thống của người Mông mang về làm kỷ niệm thật đáng nhớ”. 


Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là điểm đến sắc màu, thu hút rất đông du khách


Chị Lý Thị Ninh - Tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông, bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha cho biết: "Khi du khách đến với Mù Cang Chải, chúng tôi hướng dẫn để du khách biết, làm quen với kỹ thuật vẽ sáp ong. Đây là một hình thức vừa để chúng tôi quảng bá, giới thiệu, tự hào về nét đặc sắc trong văn hóa trên trang phục truyền thống của dân tộc mình cũng như để có thêm nguồn thu nhập từ sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương”.  


Có thể thấy, sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho phát triển du lịch mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Số du khách đến tỉnh ngày càng tăng, lưu trú dài hơn. Theo đó, từ năm 2022 đến nay, kết quả tăng trưởng du lịch có những bước đột phá đáng kể, lượt khách tăng trưởng bình quân qua các năm là 40,1%. Trong năm 2024, lượng khách du lịch đạt 2.272.200 lượt (vượt 33,7% kế hoạch; tăng gần 2,9 lần so với năm 2021); khách quốc tế đạt 288.800 lượt (đạt 96,2% kế hoạch, tăng gần 688 lần so với năm 2021), doanh thu đạt 1.922 tỷ đồng (vượt 28,1% kế hoạch, tăng 3,9 lần so với năm 2021). 


Riêng trong quý I/2025, tổng lượt khách phục vụ ước đạt 406.034 lượt, tăng đáng kể 31,37% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú những năm gần đây của tỉnh Yên Bái luôn ở top cao trong khu vực Tây Bắc, nhất là hệ thống homestay và là tỉnh có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và là thị trường mới với sản phẩm đa dạng. 


Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch. Du lịch di sản vừa tạo ra thu nhập, việc làm vừa tạo động cơ, vừa tạo ra nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản; đồng thời hỗ trợ tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiểu biết và làm cơ sở hình thành quy tắc ứng xử phù hợp giữa người dân với khách du lịch và với di sản, góp phần quảng bá rộng rãi, duy trì sức sống trường tồn cho di sản.


Để thực hiện được "mục tiêu kép”, vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, các công trình văn hóa; phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức quảng bá du lịch thông qua các phương tiện truyền thông, tổ chức các chương trình giới thiệu di sản văn hóa địa phương đến với du khách trong và ngoài nước… 


Thanh Chi


Nguồn: https://baoyenbai.com.vn/226/348907/Yen-Bai-xay-dung-thuong-hieu-du-lich-tu-di-san-van-hoa.aspx


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Sài Gòn - Ký ức về đô thị 300 năm tuổi
Chênh vênh Sa Mù
Hồn Việt
Người dân tranh thủ lưu lại những khoảnh khắc mừng ngày 30/4 lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm