Phía Ấn Độ vừa đàm phán với Nga để hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI. Vậy những khả năng mới nào đang được xem xét?
Báo Khoa học và Đời sống•03/07/2025
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Radjnath Singh đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Andrey Belousov về việc hiện đại hóa hơn nữa phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI của nước này. Ảnh: @ Defense News.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, cuộc hội đàm được tổ chức "trong bối cảnh Chiến dịch Sindoor", liên quan đến cuộc tấn công của Ấn Độ vào Pakistan vào đầu tháng 5, khiến nước này mất một số máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay chiến đấu Rafale mới mua từ Pháp. Ảnh: @ Defence News India.
Rafale và Su-30MKI tạo nên đội quân tinh nhuệ của phi đội máy bay chiến đấu Ấn Độ, với 36 chiếc Rafale được mua từ Pháp và hơn 270 chiếc Su-30 mua từ Nga. Ảnh: @ Defense News.
Su-30MKI được coi là máy bay chiến đấu có năng lực nhất ở Ấn Độ và theo một số nguồn tin trên thế giới, nó được Ấn Độ mua vào năm 2002, với các tính năng như radar mảng pha và động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, kết hợp với tầm bay rất xa và kích thước cực lớn của bộ cảm biến mà nó có thể chứa, điều này giúp Su-30MKI vượt trội hơn so với các máy bay đối thủ. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Tuy nhiên, vị thế của máy bay chiến đấu này đã dần suy giảm đáng kể kể từ đó, khi các cảm biến, động cơ và vũ khí của nó được cho là ngày càng lỗi thời, do đó không thể mang lại lợi thế lớn so với các máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc như J-16 hoặc J-10C (loại J-10C đã được xuất khẩu sang Pakistan). Ảnh: @ Defense News.
Với đội hình máy bay Su-30MKI dự kiến sẽ phục vụ đến những năm 2040, Ấn Độ có lý do chính đáng để đầu tư vào việc hiện đại hóa ít nhất một phần lớn phi đội này. Ba bộ phận của máy bay Su-30MKI có thể đặc biệt dễ cải thiện, mỗi bộ phận sẽ cách mạng hóa hiệu suất, là radar, động cơ và vũ khí không đối không. Ảnh: @ Defence News India.
N011M là một trong những radar lớn nhất được tích hợp vào bất kỳ máy bay chiến đấu nào trên thế giới với trọng lượng khoảng 650 kg, và việc thay thế nó bằng một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức tình huống, khả năng nhắm mục tiêu và tiềm năng tác chiến điện tử của máy bay chiến đấu. Ảnh: @ Defence News India.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Ấn Độ trước đây đã có kế hoạch mua một radar mảng quét điện tử chủ động hiện đại (AESA) do trong nước phát triển, nhưng những câu hỏi liên quan đến khả năng của ngành điện tử nước này trong việc sản xuất một mẫu thiết kế radar cạnh tranh theo đúng tiến độ đã được cân nhắc rộng rãi. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Vì vậy, một radar AESA của Nga dựa trên thiết kế mới được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-57M1, có thể là một giải pháp tạm thời sẵn có và tiên tiến hơn cho một phần của đội bay Su-30MKI Ấn Độ, cho đến khi một giải pháp thay thế nội địa hoàn thành quá trình phát triển. Ảnh: @ Defence News India.
Việc tích hợp động cơ mới AL-41F1S vào máy bay chiến đấu Su-35 vào phi đội Su-30SM của Nga bắt đầu vào năm 2022, điển hình với việc Belarus đã chuyển các đơn đặt hàng của riêng mình từ mua máy bay chiến đấu Su-30SM cơ bản, sang mua biến thể có động cơ mới, được gọi là Su-30SM2. Ảnh: @ DefenceXP.
Lớp động cơ mới AL-41F1S này là bản hiện đại hóa sâu của động cơ AL-31F mà phi đội Su-30MKI cũ của Ấn Độ đang sử dụng. Thế nên, nếu được tích hợp trên toàn bộ phi đội Su-30MKI của Ấn Độ, động cơ AL-41F1S này sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất bay và tầm bay của máy bay chiến đấu. Động cơ này cũng sẽ cho phép Su-30MKI bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau, một khả năng được gọi là siêu hành trình, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất nhiên liệu, nếu cần máy bay chiến đấu để phản ứng nhanh với các mối đe dọa ở xa. Nhu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành loại động cơ này cũng thấp hơn đáng kể. Ảnh: @ Meta-Defense.fr.
Một thiếu sót lớn nhất của Su-30MKi vẫn là vũ khí không đối không R-77-1, loại tên lửa này bị các loại tên lửa hiện đại của Trung Quốc và Mỹ như PL-15, PL-16, AIM-120D và AIM-260 vượt trội hơn nhiều. Các lựa chọn thay thế Ấn Độ có thể nghĩ tới là tên lửa R-77M vốn được phát triển cho Su-57 phần lớn thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với tầm bắn khoảng 200 km, gấp đôi so với R-77 cơ bản, cũng như dẫn đường bằng ăng-ten mảng pha chủ động. Ảnh: @ Defence News India.
Tên lửa không đối không tầm xa R-37M sẽ mở rộng phạm vi giao chiến không đối không của Su-30MKI lên khoảng 350 km, với tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều, trong khi mang theo đầu đạn lớn hơn nhiều. Ảnh: @ Defence News India.
Bình luận (0)