Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bản tin Chiến thắng 16/4/1975: Giải phóng tỉnh Ninh Thuận

9h30 ngày 16/4/1975, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa hành chính tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng.

VTC NewsVTC News16/04/2025

Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và nhiều địa bàn trọng yếu tại các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tìm mọi cách trấn giữ Sài Gòn. Họ xây dựng một tuyến phòng thủ mạnh ở Phan Rang, với ý đồ lập "lá chắn thép" nơi đây để chặn đường bộ, đường biển của quân ta.

Tại Phan Rang, quân địch tăng cường tập trung lực lượng gồm Sư đoàn 6 không quân, 2 Trung đoàn và Tiểu đoàn bộ binh, Liên đoàn biệt động quân 31, 2 Chi đoàn xe tăng, 1 hạm đội ở ngoài khơi sẵn sàng chi viện.

Tất cả các đơn vị trên được bố trí tạo thành tuyến phòng thủ dày đặc từ Du Long vào đến trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH trực tiếp chỉ huy.

Xe tăng quân giải phóng tiến chiếm cơ quan chính quyền tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: TTXVN)

Xe tăng quân giải phóng tiến chiếm cơ quan chính quyền tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: TTXVN)

Để đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch, Tư lệnh cánh quân duyên hải, Thượng tướng Lê Trọng Tấn quyết định sử dụng Sư đoàn 3 (Quân khu 5), Sư đoàn 325, Trung đoàn 25 Tây Nguyên và Quân khu 6 cùng các lực lượng tại Ninh Thuận lên kế hoạch tấn công "lá chắn thép" Phan Rang của địch. Đồng thời giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Ninh Thuận, chủ yếu là bộ đội đặc công, cung cấp tình hình, trinh sát dẫn đường, hiệp đồng đánh địch, truy quét tàn quân.

Rạng sáng ngày 16/4/1975, từ các hướng, bộ binh và xe tăng của ta đồng loạt tiến công các mục tiêu trong thị xã Phan Rang. Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 dẫn đầu tiến công binh lính Tiểu đoàn 3, Liên đoàn biệt động quân 31 phòng thủ ở Hội Diên, An Xuân, sau đó tiến về phía ngã ba Cà Đú, ấp Đái Sơn. Tiểu đoàn 2 và 3 hành quân cơ giới tiếp sau. Lữ đoàn 164 pháo binh chi viện hỏa lực.

Sư đoàn 3, Quân khu 5 và Trung đoàn 25 cùng phối hợp với mũi thọc sâu của Sư đoàn 325 tiến công một số mục tiêu trong thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Trung đoàn 101 và Sư đoàn 3 anh dũng đánh lui các đợt phản kích của địch, chiếm sân bay Thành Sơn.

7h ngày 16/4/1975, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang. Tiếp đó, quân ta nhanh chóng ra chiếm cảng Tân Thành, Ninh Chữ. Một bộ phận khác theo Đường 1 tiến xuống phía Nam thị xã chiếm cầu Đạo Long, quận lỵ Phú Quý.

Đến 9h30 phút cùng ngày, "lá chắn thép" Phan Rang mà địch dựng nên bị quân ta phá tan, cờ mặt trận giải phóng phất phới tung bay trên đỉnh Tòa hành chính Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng.

Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho đại quân ta nhanh chóng tiến hành tấn công vào các tỉnh phía Nam, phá cánh cửa thép Xuân Lộc, tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Tin Giải phóng hoàn toàn tỉnh Ninh Thuận và thị xã Phan Rang đăng trên Báo Nhân dân. (Ảnh tư liệu: Báo Nhân dân)

Tin Giải phóng hoàn toàn tỉnh Ninh Thuận và thị xã Phan Rang đăng trên Báo Nhân dân. (Ảnh tư liệu: Báo Nhân dân)

Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta trên các hướng, các mũi, quân địch chống cự yếu dần rồi bỏ vũ khí tháo chạy hỗn loạn. Hơn 1 vạn quân địch ở tuyến phòng thủ Phan Rang tan rã.

Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân, cùng cùng nhiều sĩ quan, binh lính địch bị bắt. Quân ta thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch, trong đó có các máy bay A37 còn nguyên vẹn.

22h ngày 16/4/1975, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi Điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã chiến thắng tại Phan Rang.

Cùng ngày, Quân ủy Trung ương Điện cho Quân đoàn 2 lệnh phải nhanh chóng truy kích địch, phát triển tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quyết giành thắng lợi mới; khẩn trương củng cố lực lượng, tiếp tục hành quân chiến đấu, kịp thời gian tham gia Chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Thiên Bình

Nguồn: https://vtcnews.vn/ban-tin-chien-thang-16-4-1975-giai-phong-tinh-ninh-thuan-ar937926.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm