Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Báo chí Campuchia đề cao sự thịnh vượng và hòa hợp của Việt Nam

Trong bài viết đăng trên báo Khmer Times, học giả Uch Leang nhấn mạnh sau 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực.

VietnamPlusVietnamPlus21/04/2025

Chiến thắng 30/4/1975 là một mốc son nổi bật trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Uch Leang - quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tại Việt Nam (CAVA) - trong bài viết đăng tải ngày 21/4 trên báo Khmer Times của Campuchia, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025).

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, học giả Uch Leang nhấn mạnh sau 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực.

Trong bài viết có tiêu đề “Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước: Thịnh vượng và hòa hợp,” nhà nghiên cứu thuộc RAC đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh..., cũng như tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia trong nửa thế kỷ qua.

Bài viết nêu rõ về chính trị, Việt Nam giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo đảm vai trò quản lý hiệu quả của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc cao nhất trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.

Liên quan lĩnh vực này, học giả Campuchia nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trung tâm của cải cách chính trị.

Về kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

Quy mô nền kinh tế năm 2023 của Việt Nam đạt 433,7 tỷ USD, đứng thứ 35 thế giới, thứ 5 trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đạt 4.323 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% trong năm 1993 xuống còn 2,93% vào năm 2023.

Trong năm 2024, tăng trưởng cả năm của Việt Nam đạt 7,09%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tổng GDP đạt 476,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4%, xuất siêu đạt 24,77 tỷ USD; tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,23 tỷ USD; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 17,6 triệu lượt, tăng 39,5% so với năm 2023.

ttxvn-cao-toc-ben-luc-long-thanh-14-resize.jpg
Thông xe kỹ thuật hơn 19km Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành nhân dịp 50 năm thống nhất đất nước. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Về văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, những lĩnh vực này đều có bước phát triển vượt bậc trong xây dựng hệ giá trị dân tộc, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, chuẩn mực con người Việt Nam.

Tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam được nâng cao, trong khi các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách người có công, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài… được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực.

Công tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân được tiếp cận nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Chất lượng giáo dục các cấp ở Việt Nam được nâng cao, ứng dụng khoa học công nghệ được đẩy mạnh.

Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng được ưu tiên; chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục thanh thiếu niên, phát huy vai trò người cao tuổi, bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, thông tin truyền thông… được tăng cường. Năm 2024, Việt Nam xếp hạng 54/166 quốc gia về Chỉ số mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

Về quốc phòng-an ninh, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và lợi ích quốc gia, dân tộc tiếp tục được bảo vệ vững chắc; gắn kết chặt chẽ, hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường về nhiều mặt.

Việt Nam không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, có biện pháp, giải pháp phù hợp, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Về đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa chiến lược và lâu dài, tạo cục diện đối ngoại mới, rộng mở, thuận lợi cho an ninh và phát triển, nâng cao vị thế của đất nước, thể hiện vai trò tiên phong trong tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước.

Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 mối quan hệ đặc biệt với Lào, Campuchia và Cuba, 12 đối tác chiến lược toàn diện, 8 đối tác chiến lược và 14 đối tác toàn diện.

Học giả Uch Leang nhận định Việt Nam đã và đang thực hiện tốt vai trò là bạn, đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, có nhiều sáng kiến, đề xuất, chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào các hoạt động của ASEAN, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Nhà nghiên cứu thuộc RAC còn đưa ra nhiều dẫn chứng, nhận định, phân tích về mối quan hệ Việt Nam-Campuchia từ năm 1975 đến nay. Trong đó, nhấn mạnh mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và Campuchia không chỉ giúp hai nước phát triển mà còn góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, tăng cường sự đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh khu vực và thế giới đầy biến động.

Từ góc độ tiếp cận đó, nhà nghiên cứu Uch Leang bày tỏ tin tưởng những thành tựu trong 50 năm qua sẽ là nền tảng vững chắc để đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới, cũng như thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bao-chi-campuchia-de-cao-su-thinh-vuong-va-hoa-hop-cua-viet-nam-post1034171.vnp


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm