Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

(BDO) Bình Dương là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là nơi hội tụ của nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống. Trong suốt quá trình cộng cư, cộng đồng cư dân Bình Dương đã tạo dựng nên một hệ thống di sản văn hóa đặc sắc, với sự phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình.

Báo Bình DươngBáo Bình Dương23/04/2025

Riêng trên lĩnh di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT), Bình Dương có hàng trăm các lễ hội truyền thống, hàng chục các làng nghề thủ công, nhiều loại hình diễn xướng dân gian, tri thức dân gian, trong đó có đờn ca tài tử (ĐCTT). 

Nhiều người đam mê với bộ môn ĐCTT

Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành và triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch như: “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020”, “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”… Qua đó, góp phần thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Bảo tồn ĐCTT tại địa phương qua các chương trình giao lưu, biểu diễn

Với di sản nghệ thuật ĐCTT, tính đến nay, tỉnh đã tổ chức được hàng chục lớp truyền dạy nghệ thuật ĐCTT trong trường học và cộng đồng, thực hiện hơn 80 chương trình truyền dạy nghệ thuật ĐCTT trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình. 

Nghệ nhân ưu tú Cao Thị Thắng trả lời phỏng vấn trong chương trình Tôi yêu Bình Dương của Báo Bình Dương

Tỉnh Bình Dương cũng đã tổ chức Festival Đờn ca tài tử Quốc gia (lần thứ II) năm 2017, Liên hoan ĐCTT Nam bộ khu vực miền Đông Nam Bộ mở rộng và định kỳ tổ chức Liên hoan ĐCTT - Cải lương cấp tỉnh, cấp huyện thường niên. 

Bên cạnh đó, xuất bản sách Tổng tập Nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương, phát hành 8.000 tờ rơi và 4.350 đĩa DVD giới thiệu các bài bản ĐCTT, thực hiện 2 chuyên đề phát sóng luân phiên hàng tuần, gồm 254 chương trình, tổ chức 7 cuộc thi sáng tác lời mới, giới thiệu các nghệ nhân ĐCTT trong chương trình Tôi yêu Bình Dương của Báo Bình Dương online…

Nghệ nhân nhân dân Thu Hồng (bìa trái) đang truyền dạy bộ môn  ĐCTT

Báo Bình Dương cũng đã có chương trình Tôi yêu Bình Dương giới thiệu về 2 nữ nghệ sĩ hiện nay được xem là "cây đa, cây đề" trong bộ môn nghệ thuật ĐCTT tại Bình Dương. Đó là nghệ nhân nhân dân Thu Hồng và nghệ nhân ưu tú Cao Thị Thắng. Họ từng là những nghệ sĩ biểu diễn với giọng ca mùi mẫn say đắm lòng người, trở thành giảng viên truyền lửa đam mê ĐCTT cho biết bao thế hệ kế tiếp.

Hiện nay, 2 nữ nghệ sĩ tuy đã cao tuổi nhưng lửa đam mê truyền nghề cho thế hệ trẻ vẫn luôn rực cháy. Nghệ nhân nhân dân Thu Hồng đã tham gia nhiều hội diễn, liên hoan ĐCTT toàn quốc và mang về nhiều giải thưởng cao như: HCV toàn quốc năm 2002; HCV toàn quốc năm 2007; giải A toàn quốc năm 2012; HCB toàn quốc năm 2014. Năm 2016, nghệ nhân nhân dân Thu Hồng tham gia liên hoan tiếng hát miền Đông mở rộng và đạt HCV. Năm 2017, tại Festival ĐCTT toàn quốc, nghệ nhân nhân dân Thu Hồng tiếp tục gặt hái thêm một HCV và một HCB... Đặc biệt, năm 2019, Thu Hồng được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Trao đổi với chúng tôi, nghệ sĩ Thu Hồng vẫn đau đáu một nỗi niềm rằng: càng truyền đạt kỹ thuật ĐCTT cho nhiều người càng tốt, bởi đây là bộ môn biểu diễn khó học, khó diễn đạt. Không phụ lòng “cô giáo” đã truyền nghề, nhiều thế hệ học trò của nghệ sĩ Thu Hồng đã thành danh, gặt hái nhiều thành công trong loại hình nghệ thuật ĐCTT. 

Còn với nghệ nhân ưu tú Cao Thị Thắng vẫn không quên những ngày hoạt động nghệ thuật thời còn xuân sắc. Bà là một trong những nhân tố tích cực của phong trào ĐCTT ở Bình Dương. Nghệ nhân ưu tú Cao Thị Thắng được nhiều người biết đến từ lâu bởi giọng ca “vàng oanh” mùi mẫn của bà. Vào những năm 70 của thế kỷ trước giọng ca ấy đã xuất hiện trên các làn sóng phát thanh và giành được nhiều tình cảm từ giới mộ điệu. Năm 1978-1979, nghệ nhân ưu tú Cao Thị Thắng liên tục đoạt 2 huy chương vàng của Bộ Văn hóa.

Hoạt động nghệ thuật của 2 nữ nghệ sĩ gạo cội và nhiều cá nhân khác trên địa bàn tỉnh sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử theo Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, góp phần giữ vững danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy, khai thác, quảng bá giá trị DSVHPVT đại diện nhân loại và quốc gia với hình thức ngày càng phong phú, đa dạng như: thực hiện các đề tài khoa học, xuất bản sách chuyên khảo, quay phim tư liệu, trưng bày cố định, trưng bày lưu động, đăng bài trên báo Bình Dương, website Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đăng tin bài trên facebook Bảo tàng. 

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn xây dựng và tổ chức các chương trình, hoạt động phong trào thiết thực như: sinh hoạt ngoại khóa cho đoàn viên, thanh niên tại các di tích làng nghề, sinh hoạt chuyên đề về di sản văn hóa, lồng ghép các nội dung về DSVHPVT vào các cuộc thi… Các hoạt động này sẽ góp phần quảng bá hơn nữa giá trị DSVHPVT, làm phong phú hơn trong việc giới thiệu về vùng đất, con người Bình Dương.

Quỳnh Như

Nguồn: https://baobinhduong.vn/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-a345853.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay giữa trời Nam rực nắng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm