Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bộ VHTTDL cho ý kiến thỏa thuận Dự án thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp Chăm Dương Long

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký Công văn số 3200/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Gia Lai về thỏa thuận Dự án thăm dò, khai quật khảo cổ thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch04/07/2025

Công văn nêu, ngày 6 tháng 5 năm 2025, Bộ VHTTDL nhận được Tờ trình số 75/TTr-UBND của UBND tỉnh Bình Định (nay là tỉnh Gia Lai) về việc đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thăm dò, khai quật khảo cổ thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (nay là xã Bình An, tỉnh Gia Lai). Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL đã có ý kiến thỏa thuận.

Bộ VHTTDL cho ý kiến thỏa thuận với Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Tháp Chăm Dương Long - Ảnh 1.

Bộ VHTTDL cho ý kiến thỏa thuận Dự án thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp Chăm Dương Long

Theo đó, việc thăm dò, khai quật khảo cổ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long đã được Bộ VHTTDL thống nhất triển khai thực hiện tại Công văn số 5816/BVHTTDL-DSVH ngày 29 tháng 12 năm 2023, với mục tiêu bổ sung, hoàn thiện dữ liệu phục vụ Dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long cũng như phục vụ công tác trưng bày và phát huy giá trị di tích. 

  • Thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Plei Ring, tỉnh Gia Lai

    Thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Plei Ring, tỉnh Gia Lai

  • Gia Lai: Cần bảo tồn nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống

    Gia Lai: Cần bảo tồn nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền thống

Do đó, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Gia Lai về việc thực hiện Dự án thăm dò, khai quật khảo cổ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long, với nội dung thực hiện thăm dò, khai quật khảo cổ xung quanh cụm 3 tháp (tại 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc).

Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý, với giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật, di tích Tháp Chăm Dương Long đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ). Vì vậy, việc thực hiện thăm dò, khai quật khảo cổ cần cân nhắc kỹ, dựa trên các tư liệu cũ, các kết quả của nhiều lần khai quật khảo cổ trước đây (từ 2006 đến nay đã có rất nhiều đợt khai quật khảo cổ) để đề xuất khu vực, diện tích thăm dò, khai quật khảo cổ phù hợp, bảo đảm khả năng phát lộ được thêm các dấu tích kiến trúc, không chồng lấn lên những lần khai quật trước đây và tránh gây xáo trộn đến tổng thể khu vực Tháp Chăm Dương Long.

Về cơ sở khoa học, cần bổ sung báo cáo đánh giá kết quả thăm dò, khai quật di tích Tháp Chăm Dương Long đã thực hiện những năm trước đây; nhận xét, góp ý về Dự án thăm dò, khai quật của các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan quản lý; ý kiến bằng văn bản của chính quyền và Nhân dân địa phương.

Về nội dung Dự án, cần nghiên cứu tư liệu lịch sử và khảo sát, kết hợp biện pháp thăm dò khảo cổ thực tế di tích để giảm tối đa diện tích khai quật, tránh gây xáo trộn mặt bằng di tích; Bổ sung nội dung công việc và điều kiện thực hiện (trong đó có kinh phí) bảo vệ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ khoa học hiện vật thu được sau thăm dò, khai quật khảo cổ nhằm bảo đảm kịp thời bảo quản, bảo vệ và không để hiện vật thu được sau thăm dò, khai quật khảo cổ bị hư hại, thất lạc; đồng thời, phục vụ nghiên cứu, xác định giá trị và đề xuất phương án bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hiện vật.

Bổ sung bản vẽ mặt bằng sơ đồ các hố khai quật như nêu tại thuyết minh Dự án; nội dung phối hợp nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong quá trình thực hiện thăm dò, khai quật khảo cổ; có phương án bảo vệ hố khảo cổ; bao che, bảo vệ hiện trường và di tích, di vật phát hiện được trong quá trình thăm dò, khai quật; cụ thể hóa giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sau khai quật nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động khai quật khảo cổ đã được các nhà khoa học có nhiều ý kiến phản ánh trong thời gian qua, đặc biệt là khi triển khai dự án khai quật ở quy mô lớn, trong thời gian dài như đề xuất trong Dự án. 

Trong quá trình tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ, các nền móng kiến trúc phát hiện được (nếu có) phải được bảo quản, bảo tồn tại chỗ, chỉ thực hiện di dời sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTTDL. 

Các hiện vật phát hiện được phải được tư liệu hóa, lập hồ sơ khoa học (chỉ rõ vị trí, cao độ, hướng chuyển vị từ tháp) để phục vụ nghiên cứu tái định vị hoặc phục chế, lắp dựng, tu bổ tháp. 

Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai cần tuân thủ đúng các bước theo quy định của Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ (Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL); đồng thời, cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/bo-vhttdl-cho-y-kien-thoa-thuan-du-an-tham-do-khai-quat-khao-co-di-tich-thap-cham-duong-long-2025070414235871.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm