Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cà phê xuất khẩu tăng giá ở tất cả các khu vực, ngoại trừ Nam Mỹ

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), giá cà phê xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua, hầu hết các khu vực xuất khẩu cà phê chính trên thế giới đều ghi nhận mức tăng trưởng, ngoại trừ khu vực Nam Mỹ.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An15/05/2025

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng tháng thứ hai liên tiếp

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 vừa qua đạt khoảng 13 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng, sau ba tháng giảm liên tục trước đó.

Tuy vậy, tính tổng trong 6 tháng đầu niên vụ 2024–2025 (từ tháng 10/2024 đến tháng 3/2025), xuất khẩu cà phê toàn cầu vẫn giảm 1,9% so với cùng kỳ, chỉ đạt 67,9 triệu bao.

Riêng cà phê nhân xanh trong tháng 3 đạt 11,6 triệu bao, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế từ đầu niên vụ đến nay, xuất khẩu nhóm cà phê này giảm 3,2%, còn 60,6 triệu bao.

Nguyên nhân chính là do xuất khẩu cà phê robusta giảm mạnh 8,4%, chỉ còn 4,5 triệu bao, đặc biệt là từ Brazil, nước này giảm tới 83,6%, còn 0,14 triệu bao. Sự sụt giảm này chủ yếu do điều chỉnh lại sau thời kỳ xuất khẩu cao bất thường từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2024.

Cà phê arabica Brazil cũng giảm nhẹ. Trong tháng 3, nhóm này xuất khẩu 3,5 triệu bao, giảm 2,4%, trong đó riêng Brazil giảm 9,4%, chỉ còn 2,8 triệu bao. Sự giảm này được cho là do mức nền cao của năm trước và chu kỳ sản xuất của giống arabica. Năm 2023–2024 được xem là vụ mùa bội thu, khiến sản lượng năm nay có xu hướng chững lại.

Tuy nhiên, sụt giảm từ Brazil được bù đắp bởi mức tăng ấn tượng từ Ethiopia, với 0,4 triệu bao xuất khẩu trong tháng 3, tăng tới 65,4%. Đây là kết quả của việc nước này đẩy mạnh tiêu thụ nguồn cung vụ mới và giải phóng tồn kho khi giá cà phê thế giới ở mức cao.

Colombia cũng có mức tăng mạnh, đạt 1,3 triệu bao, tăng 25,3% so với cùng kỳ. Đây là tháng tăng trưởng thứ tám liên tiếp của nhóm cà phê arabica Colombia, trong đó riêng quốc gia này xuất khẩu 1,2 triệu bao.

Nhóm arabica khác cũng ghi nhận mức tăng 5,9%, đạt 2,3 triệu bao. Một số quốc gia như Costa Rica, Ethiopia và Honduras có xuất khẩu tăng, bù đắp phần nào sự sụt giảm từ Mexico, Papua New Guinea và Peru.

Ngoài cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan trong tháng 3 tăng mạnh 15,6%, đạt 1,3 triệu bao. Tỷ trọng của cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu cũng tăng lên 9,9% trong 6 tháng đầu niên vụ 2024–2025, so với 9% cùng kỳ năm trước. Brazil tiếp tục là nước dẫn đầu trong xuất khẩu cà phê hòa tan với hơn 0,3 triệu bao.

Cà phê đã rang cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng trong tháng 3, đạt 82.684 bao, tăng tới 27,3% so với cùng kỳ.

Cà phê xuất khẩu tăng giá ở tất cả các khu vực, ngoại trừ Nam Mỹ

Giá cà phê xuất khẩu tăng ở tất cả các khu vực, ngoại trừ Nam Mỹ

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 3 vừa qua, hầu hết các khu vực xuất khẩu cà phê chính trên thế giới đều ghi nhận mức tăng trưởng, ngoại trừ khu vực Nam Mỹ. Điều này khiến thị phần cà phê của Nam Mỹ trong tổng xuất khẩu toàn cầu giảm xuống còn 35,7%, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023.

Tại Nam Mỹ, xuất khẩu cà phê trong tháng 3 chỉ đạt 4,6 triệu bao, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng giảm thứ tư liên tiếp của khu vực sau chuỗi 14 tháng tăng trưởng. Nguyên nhân chính đến từ Brazil, nơi lượng xuất khẩu giảm mạnh do hiệu ứng so sánh với năm trước, khi quốc gia này đạt mức xuất khẩu kỷ lục 49 triệu bao trong niên vụ 2023–2024. Khi đó, sản lượng từ Brazil tăng vọt để bù đắp cho sự thiếu hụt từ Việt Nam do vụ mùa kém. Tuy nhiên, năm nay Việt Nam đã có vụ thu hoạch tốt, khiến nhu cầu thay thế từ Brazil không còn, kéo theo đà giảm xuất khẩu của quốc gia này.

Trái ngược với Nam Mỹ, khu vực châu Á và châu Đại Dương ghi nhận mức tăng 6,1% trong tháng 3, đạt 4,8 triệu bao. Indonesia đóng góp lớn vào kết quả này khi xuất khẩu tăng hơn gấp đôi, lên gần 0,9 triệu bao. Sự tăng vọt này đến từ mức nền thấp của năm trước và chu kỳ sản xuất đặc thù của cà phê. Ngoài ra, giá cà phê robusta tăng cao đã thúc đẩy các nước đẩy hàng tồn kho ra thị trường, góp phần làm xuất khẩu tháng 3 đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực – lại ghi nhận mức giảm 4%, chỉ đạt 3,1 triệu bao, làm giảm phần nào đà tăng chung.

Châu Phi tiếp tục có bước tiến rõ rệt khi xuất khẩu trong tháng 3 đạt 1,6 triệu bao, tăng mạnh 36,3% so với cùng kỳ. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp khu vực này duy trì tăng trưởng dương. Ethiopia và Uganda là hai nước góp phần lớn vào kết quả này, với mức tăng lần lượt là 65,8% và 72,9%. Một mùa vụ bội thu, cộng với giá cà phê quốc tế cao và xu hướng bán ra sớm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai quốc gia này. Riêng Bờ Biển Ngà lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh 80,6% do vụ mùa nhỏ hơn, chỉ xuất khẩu được 0,04 triệu bao.

Khu vực Trung Mỹ và Mexico cũng ghi nhận sự phục hồi tích cực, với xuất khẩu tháng 3 tăng 15,3%, đạt hơn 1,9 triệu bao. Trong nhiều năm qua, khu vực này cho thấy chu kỳ xuất khẩu 3–4 năm tăng trưởng và 3–4 năm suy giảm. Nếu không tính niên vụ 2019–2020 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thì niên vụ 2023–2024 sẽ là năm thứ tư liên tiếp giảm. Điều này mở ra kỳ vọng rằng niên vụ 2024–2025 có thể đánh dấu sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Honduras và Mexico là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong đợt phục hồi này, với mức tăng lần lượt là 12,7% và 33,6%, đạt 0,8 triệu bao và 0,3 triệu bao trong tháng 3.

Nguồn: https://baonghean.vn/ca-phe-xuat-khau-tang-gia-o-tat-ca-cac-khu-vuc-ngoai-tru-nam-my-10297341.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm