Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chê sinh viên mặc đồ "xuyên thấu", giảng viên nhận câu trả lời sốc

(Dân trí) - Giảng viên một trường đại học tư thục ở TPHCM cho rằng, nhiều sinh viên "hở bạo" khi đi học có thể xuất phát từ gia đình có điều kiện, tư duy thời trang phóng khoáng.

Báo Dân tríBáo Dân trí08/05/2025

Nhìn thấy sinh viên, đành quay mặt đi

Chị Nguyễn Thu Dung là văn thư tại một trường THCS. Cách đây không lâu, chị có dịp đi tập huấn chuyên môn tại một trường đại học tư đóng ở quận 7, TPHCM.

Việc chị choáng ngợp trước cơ sở vật chất ở ngôi trường này vẫn chưa thấm vào đâu so với việc chị choáng váng trước cách ăn mặc của sinh viên nơi đây.

Chê sinh viên mặc đồ xuyên thấu, giảng viên nhận câu trả lời sốc - 1

Nhiều người đỏ mặt trước phong cách thời trang của sinh viên (Ảnh minh họa: H.N).

Vào giờ trưa, cùng một số đồng nghiệp ngồi phía ngoài sảnh quán cà phê trong sân trường, đập vào mắt chị là "sàn diễn thời trang" khi sinh viên đi qua đi lại.

Một số nữ sinh mặc áo hai dây hở rốn, có em mặc quần không thể gọi quần đùi mà là dạng quần "che mỗi mông". Có bạn phía trên kín với áo sơ mi dài kèm mốt "không quần".

Nhiều nữ sinh mặc váy ngắn đến mức không thể ngắn hơn cùng nhiều phong cách thời trang hở hang táo bạo mà chị Dung không thể tin nổi đây là thời trang đến trường.

Có lúc, chị và các đồng nghiệp đỏ mặt, quay đi hướng khác khi nhìn thấy hình xăm trên đùi, trên ngực nữ sinh.

Là mẹ của hai cô con gái đang tuổi lớn và bản thân cũng thoải mái về phong cách thời trang nhưng chị Dung vẫn không tưởng tượng được về phong cách học đường chị nhìn thấy.

Chị không đánh giá đẹp hay xấu nhưng với chị việc ăn mặc hở hang không phù hợp với giảng đường.

"Tôi ngồi đó một buổi trưa và thấy nhiều sinh viên ăn mặc "mát mẻ" như vậy chứ không phải là vài trường hợp cá biệt. Hay tôi quá lạc hậu, không kịp bắt kịp thời đại?", nữ văn thư băn khoăn.

"Tư duy của thầy mới không phù hợp"

ThS Nguyễn Mạnh Tiến, giảng viên một trường đại học tư thục ở TPHCM cho hay, có khi chính giảng viên cũng "sốc" trước văn hóa thời gian của sinh viên, nhất là giảng viên từ trường công lập sang thỉnh giảng ở các trường tư thục.

Việc nữ sinh mặc áo hai dây, áo yếm vải rất mỏng, quần trễ, váy ngắn trễ đến đủ kiểu hình xăm ở cổ, ngực, đùi… theo ông Tiến, không hề xa lạ ở các giảng đường. Nhiều trường hợp, giảng viên không muốn nhìn thấy, chỉ có nước tự quay mặt đi.

Ở môi trường tư thục, các em có thể xuất phát từ gia đình có điều kiện, tư duy thời trang phóng khoáng, bạo dạn từ sớm. Khi vào môi trường đại học, các em càng có cơ hội để thể hiện phong cách, cá tính, sự tự do của mình.

Ông Tiến cho rằng, hầu hết chỉ các trường đại học công lập đưa ra các quy định cấm cụ thể về trang phục đến trường. Còn nhiều trường đại học tư thục chỉ đặt ra yêu cầu chung.

Theo người này, trong khi nhiều trường bây giờ mới quy định không mặc váy ngắn, áo bó, ba lỗ, hai dây thì thực tế phong cách này đã hình thành và định hình trong cuộc sống và cả trong giới sinh viên từ lâu. 

Chê sinh viên mặc đồ xuyên thấu, giảng viên nhận câu trả lời sốc - 2

Giới trẻ ngày càng phá cách, thể hiện cá tính rõ nét qua thời trang (Ảnh: T.L).

Giảng viên này cho hay, ông cũng từng nói chuyện với sinh viên về cách ăn mặc khi đến trường, về trang phục không phù hợp. Các em nói lại với ông rằng: "tư duy của thầy mới không phù hợp".

Sau này, ông không còn nặng nề đến vấn đề ăn mặc của sinh viên nữa, chỉ tập trung vào kết quả học tập, mục tiêu tiếp thu bài học.

Bà Nguyễn Hải Anh, Giám đốc khách hàng của một công ty chuyên về thiết kế ở quận 1, TPHCM cho hay, bà đánh giá cao những sinh viên có phong cách, tư duy thời trang cá tính, phá cách.

 Thứ nhất, các em thường có "gu", biết xây dựng phong cách, thương hiệu cá nhân qua thời trang. Các em dám bộc lộ, thể hiện cá tính của mình qua thời trang, tạo nên sự khác biệt, không chấp nhận sự "đều đều" trong hình ảnh lẫn tư duy. 

Có thể nhiều người nhìn vào "nóng mặt" nhưng thường những sinh viên này có cá tính rất mạnh mẽ. Họ phù hợp với những ngành nghề cần sự sáng tạo như nghệ thuật, thiết kế, xây dựng hình ảnh, thương hiệu…  

Không phủ nhận đẹp nhưng phải phù hợp, bà Anh đồng ý thời trang giảng đường hay bất cứ môi trường nào cũng cần những chuẩn mực nhất định, nhất là tính phù hợp.  

Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu, trên hành trình hình thành phong cách cho mình, sinh viên cần có cơ hội để trưởng thành, để điều chỉnh mình để tiến tới gu thẩm mỹ. 

Nếu trường học đưa qua các quy định khắt khe về thời trang, không bắt nhịp với thực tế, nhất là các trường có các ngành đào tạo về nghệ thuật, sáng tạo, âm nhạc, kinh doanh… có thể trở nên bó buộc và hạn chế sinh viên.  

Theo bà Anh, các quy định nên "mở", không nên quá cứng nhắc trên cơ sở hai bên hiểu cho nhau, hiểu về thế hệ, về tư duy. Qua đó, sinh viên có những điều chỉnh phù hợp chứ không phải họ thấy mình bị gò bó, trói buộc. 

Thời gian qua, nhiều trường đại học trong cả nước nhắc lại những quy định về thời trang học đường như Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM yêu cầu nữ sinh không mặc váy quá ngắn; Trường Đại học Y Hà Nội không mặc đồ xuyên thấu, luộm thuộm… kéo theo nhiều tranh luận, ý kiến.        

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/che-sinh-vien-mac-do-xuyen-thau-giang-vien-nhan-cau-tra-loi-soc-20250507101251690.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những quán bún phở Hà Nội
Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm