Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản

Ngày 25-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị nghe và cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo Tuyên QuangBáo Tuyên Quang26/07/2025

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Trên cơ sở Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Dự thảo Nghị quyết đưa ra các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024.

Trong đó, cho phép thực hiện việc cấp giấy phép thăm dò xuống sâu và mở rộng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật Địa chất và khoáng sản không phải căn cứ vào quy hoạch khoáng sản hoặc phương án quản lý về địa chất, khoáng sản, hợp phần trong phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn được tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Cho phép việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ các công trình, dự án, nhiệm vụ được áp dụng theo nguyên tắc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV quy định tại điểm d khoản 2 Điều 73 của Luật Địa chất và khoáng sản.

Cho phép điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản để nâng công suất khai thác khoáng sản nhóm III làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản nhóm IV đối với các mỏ khoáng sản đã có giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực để phục vụ các công trình, dự án, nhiệm vụ. Cho phép không phải thực hiện thủ tục về giấy phép thăm dò khoáng sản, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đối với khoáng sản nhóm III, khoáng sản nhóm IV, cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản khi ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai, dịch bệnh, an ninh, quốc phòng...

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng việc ban hành Nghị quyết về các cơ chế chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 là phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 206/2025/QH15 của Quốc hội khóa XV về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ: Việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 là để giải quyết vấn đề vướng mắc, cấp bách, trước mắt. Dự kiến các nội dung của nghị quyết chỉ được thực hiện đến ngày 28-2-2027. Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý, quá trình thực thi nội dung nghị quyết được gắn với chủ trương phân cấp, phân quyền. Vì vậy, khi nghị quyết có hiệu lực, các địa phương phải chủ động xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái, quy hoạch, phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tin, ảnh: Quốc Việt

Nguồn: https://baotuyenquang.com.vn/thoi-su-chinh-tri/202507/cho-y-kien-vao-du-thao-nghi-quyet-thao-go-kho-khan-trong-trien-khai-luat-dia-chat-va-khoang-san-14a5bb6/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm