Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Chuyển đổi số giúp TPHCM nâng cao chất lượng vận hành chính quyền 2 cấp

(Dân trí) - Ngày 1/7 vừa qua đánh dấu cột mốc lịch sử trong việc tinh gọn bộ máy cả nước cũng như của TPHCM. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự vận hành hiệu lực và hiệu quả.

Báo Dân tríBáo Dân trí04/07/2025

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số đã trở thành công cụ then chốt, giúp TPHCM hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính một cách thông suốt và thuận tiện hơn.

Nền tảng vững chắc và sự chuẩn bị sớm

Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số (TTCĐS) TPHCM, cho biết TPHCM đã có sự chuẩn bị từ rất sớm cho công cuộc chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của chính quyền 2 cấp. 

Quá trình này bao gồm việc xây dựng đề án đô thị thông minh, giúp thành phố sở hữu kho dữ liệu dùng chung, cùng với các chương trình chuyển đổi số và chiến lược quản trị dữ liệu.

Chuyển đổi số giúp TPHCM nâng cao chất lượng vận hành chính quyền 2 cấp - 1

Bà Võ Thị Trung Trinh, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số (TTCĐS) TPHCM, cho biết TPHCM đã có sự chuẩn bị từ rất sớm cho công cuộc chuyển đổi số.

Một trong những bước đi chiến lược là việc thành lập TTCĐS TPHCM vào tháng 1/2024. TTCĐS với vai trò là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố, hoạt động thuần về kỹ thuật và chuyên môn, giảm tầng nấc quản lý trung gian và tăng khả năng chủ động, phối hợp. 

Để hệ thống chính quyền số vận hành trơn tru, TPHCM đã bảo đảm đồng bộ hóa hạ tầng số (hệ thống máy chủ trung tâm dữ liệu, đường truyền kết nối, thiết bị) và các nền tảng số dùng chung. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố đã được sử dụng thông suốt trong 3 năm qua.

Để chính quyền 2 cấp hoạt động xuyên suốt và đồng bộ, TTCĐS đã hoàn tất chuẩn bị 5 nền tảng số cốt lõi, bao gồm: Hệ thống thư điện tử công vụ; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; Hệ thống quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và Hệ thống phản ánh kiến nghị của người dân (hệ thống 1022).

Hai trong số đó, hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo điều hành và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, được coi là "huyết mạch" của thành phố và là hệ thống dùng chung.

Theo thống kê mới nhất trong ngày 2/7, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính đã tiếp nhận 16.571 hồ sơ trên các lĩnh vực (6.898 trực tuyến, 9.673 trực tiếp). Trong đó, cấp xã là 9.184 hồ sơ (5.207 trực tuyến, 3.977 trực tiếp). Phường Tam Bình ghi nhận số lượng hồ sơ cao nhất là 365 hồ sơ.

Hệ thống quản lý văn bản ghi nhận tại 168 phường, xã, đặc khu có 215 văn bản được gửi đi và 10.176 văn bản được gửi đến.

TPHCM đã cấu hình công khai 2.231 thủ tục hành chính (TTHC), bao gồm 1.867 TTHC cấp tỉnh và 406 TTHC cấp xã. Có 344 Dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.284 Dịch vụ công trực tuyến một phần.

Nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp qua công nghệ

Chuyển đổi số cũng mang lại những cải tiến đáng kể trong chất lượng phục vụ hành chính. Từ cuối năm 2024, TPHCM đã nghiên cứu ứng dụng AI trong giải quyết TTHC. Giải pháp AI được tích hợp vào robot tự động hóa cho khâu nộp hồ sơ toàn trình và khâu nhận dạng, sàng lọc giấy tờ hồ sơ nộp trực tuyến. 

Điều này giúp công chức tiết kiệm thời gian, giảm thời gian giải quyết hồ sơ, đồng thời tăng trải nghiệm số và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

TPHCM cũng ứng dụng các công cụ mạnh mẽ để giám sát và đánh giá chất lượng phục vụ hành chính. Một trong các công cụ giám sát hiệu quả, đánh giá chất lượng phục vụ của chính quyền 2 cấp là Bản đồ thực thi thể chế Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Chuyển đổi số giúp TPHCM nâng cao chất lượng vận hành chính quyền 2 cấp - 2

Người dân đến làm thủ tục tại Trung tâm phục vụ hành chính công (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Công cụ này được thiết kế theo Bộ Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ theo thời gian thực (Quyết định số 766/QĐ-TTg). Hệ thống cung cấp đầy đủ thông tin để giám sát chất lượng tiếp nhận và giải quyết của từng đơn vị, giúp kiểm tra, rà soát và khắc phục hạn chế. Bản đồ này sử dụng AI để kiểm soát logic dữ liệu đầu vào, đảm bảo tính minh bạch và công bằng, không thể giả lập dữ liệu.

Trong khi đó, hệ thống thông tin giải quyết TTHC cung cấp công cụ thống kê, giúp lãnh đạo UBND TPHCM và lãnh đạo đơn vị nắm bắt tình hình giải quyết hồ sơ để đôn đốc, nhắc nhở. Nhờ đó, TPHCM luôn duy trì mức 99% tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước và đúng hạn cho người dân và doanh nghiệp (trừ các hồ sơ pháp lý phức tạp).

Ngoài ra, Cổng Dịch vụ công quốc gia còn cung cấp chức năng tra cứu hồ sơ cá nhân, yêu cầu người dân đăng nhập bằng tài khoản VNeID để theo dõi tình trạng hồ sơ. TPHCM cũng thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp để phân tích và bổ sung tính năng cho hệ thống, phục vụ nhu cầu ngày càng tốt hơn.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng, nền tảng số, và sự vào cuộc chủ động của Trung tâm Chuyển đổi số, TPHCM đã tạo ra một môi trường thuận lợi để chính quyền 2 cấp vận hành hiệu quả hơn, đặc biệt sau mốc 1/7.

Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mà còn là quá trình thay đổi toàn diện để nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Nguồn: https://dantri.com.vn/cong-nghe/chuyen-doi-so-giup-tphcm-nang-cao-chat-luong-van-hanh-chinh-quyen-2-cap-20250703220004142.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam
Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tú Làn
Trà sen - Món quà thơm của người Hà Nội
Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm