Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đắk Nông chuyển đổi cây trồng để phòng hạn

Việt NamViệt Nam13/04/2025


Hiệu quả từ cây mắc ca

15 năm trước, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã nghiên cứu hướng phát triển cây trồng thích hợp cho người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Trong đó, mắc ca được xã xác định là cây trồng thích hợp với khí hậu, vùng đất nơi đây. Từ đó đến nay, mắc ca phát triển mạnh ở Quảng Trực và thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

5-1-.jpg
Người dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức trồng mắc ca vì cây cần ít nước tưới, hiệu quả kinh tế

Trước đây, anh Điểu Pem ở bon Bu P'răng 1, xã Quảng Trực trồng 3ha cà phê. Năm 2012, trước chủ trương của xã đưa mắc ca về trồng để phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, anh Điểu Pem đã hưởng ứng. Anh trồng xen gần 700 cây mắc ca trong vườn cà phê.

Anh Điểu Pem cho biết, mắc ca không phải chăm sóc nhiều, nhu cầu nước tưới rất ít. Mùa khô tưới nước cho cà phê thì chỉ cần tưới thêm cho mắc ca ít nước là đủ. Trồng mắc ca ít phải đầu tư phân bón, công chăm sóc.

Với 700 cây mắc ca, mỗi năm, gia đình anh thu khoảng 4 tấn quả tươi. Năm vừa rồi, anh bán bán mắc ca với giá 80.000 đồng/kg, đem về thu nhập trên 300 triệu đồng.

1-1-.jpg
Vườn mắc ca của anh Điểu Pem ở bon Bu P'răng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức trồng từ năm 2012 đang chứng minh chống hạn tốt

Gia đình anh Điểu Dắr, cũng ở bon Bu P'răng 1, xã Quảng Trực có 1.000 cây mắc ca trồng xen cà phê từ năm 2012. Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình anh thu khoảng 9 tấn quả mắc ca tươi. Ngoài ra anh thu 3,5 tấn cà phê/ha.

Anh Điểu Dắr chia sẻ: “Mỗi năm, gia đình chỉ tốn khoảng 20 triệu tiền đầu tư phân bón, công chăm sóc. Vì trồng xen nên trong 2 năm đầu, mắc ca cần tưới nước nhưng không nhiều. Sau đó gần như không cần tưới”.

11(1).jpg
Anh Điểu Srao, bon Bu Gia, xã Quảng Trực chọn trồng mắc ca vì cây trồng này chống hạn tốt

Hiện nay, Quảng Trực có khoảng 1.470ha mắc ca. Đây là cây trồng được xã Quảng Trực đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Nhiều gia đình đã thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ mắc ca.

Ông Đoàn Lê Anh, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trực đánh giá, trong điều kiện hạn hán xảy ra ngày càng khắc nghiệt thì mắc ca đang chứng minh là cây trồng phù hợp.

Cây trồng này cần rất ít nước. Tại Quảng Trực, đa số nông dân trồng mắc ca xen trong cà phê, hồ tiêu, điều… và mang lại hiệu quả cao. Từ năm thứ 4 trở đi, mắc ca còn trở thành cây che bóng mát, giúp cà phê, hồ tiêu tránh được hạn hán và che gió rất tốt.

3-1-.jpg
Mặc dù đang mùa nắng gắt nhưng mắc ca trồng ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức đang ra hoa rất nhiều, hứa hẹn mùa vụ trĩu quả

"Ban đầu, cây mắc ca được địa phương hỗ trợ trồng cho một số hộ dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế nhưng hiện nay, nhiều người đã chọn cây trồng này vì tính chịu hạn tốt, kinh tế ổn định", ông Anh thông tin.

Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng

Trước thực tế biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, Đắk Nông đã đưa ra nhiều phương án để thích ứng, trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong nhưng giải pháp quan trọng.

UBND Đắk Nông ban hành kế hoạch thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo lộ trình, đến năm 2030, Đắk Nông chuyển đổi trên 8.557ha đối với 4 cây trồng chủ lực gồm cà phê, hồ tiêu, cao su, điều không thích nghi hoặc ít thích nghi sang trồng các cây trồng có tiềm năng, thích nghi phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương.

6-1-.jpg
Người dân huyện Tuy Đức trồng xen mắc ca trong vườn cà phê

Từ năm 2022 đến nay, Đắk Nông đã triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng. Trong đó, năm 2024, Đắk Nông đã chuyển đổi trên 1.615ha (vượt trên 65% kế hoạch) đối với 4 cây trồng chủ lực là cà phê, hồ tiêu, cao su, điều không thích nghi, ít thích nghi, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có tiềm năng thích nghi gồm mắc ca, hồ tiêu, cao cao, cây ăn quả.

Trong đó, diện tích cà phê không thích nghi, ít thích nghi trên 532ha được chuyển sang trồng cây mắc ca, tiêu, điều, sầu riêng, cam, quýt... Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Glong.

img_0245(1).jpg
Người dân huyện Cư Jút áp dụng trồng xen và ứng dụng kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững để phòng hạn hán

Tỉnh chuyển đổi khoảng 274ha hồ tiêu không thích nghi, ít thích nghi, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây cà phê, trồng xen sầu riêng, bơ, mít cũng khá lớn.

Diện tích canh tác cây điều không thích nghi, ít thích nghi, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây cà phê, mắc ca, sầu riêng, bơ... trên 368ha, chủ yếu tập trung tại huyện Krông Nô, Đắk R'lấp, Đắk Glong và TP. Gia Nghĩa.

Diện tích canh tác cây cao su không thích nghi, ít thích nghi, kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng cây mắc ca, cà phê, tiêu, cây ăn quả và một số cây trồng khác trên 440ha. Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu tại huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Mil, Krông Nô.

Hệ thống tưới nước tiên tiến đang được áp dụng trên nhiều diện tích cây trồng ở Đắk Nông
Hệ thống tưới nước tiên tiến đang được áp dụng trên nhiều diện tích cây trồng ở Đắk Nông

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường đánh giá: Công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với các loại cây trồng chú trọng thực hiện thông qua nhiều hình thức đã giúp người dân tiếp cận nhanh chóng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Nông dân nhận thấy rõ hạn hán ngày càng khốc liệt nên đã chủ động chuyển đổi các cây trồng không thích nghi, năng suất thấp sang các cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo ông Đông, Sở Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với các địa phương tiếp tục tăng cường tập huấn, chuyển giao, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến đến từng các hộ sản xuất để áp dụng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch.

13(1).jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên đánh giá, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sớm, từ xa giúp Đắk Nông nâng cao hiệu quả chống hạn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, hàng năm, tỉnh đều có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có hạn hán.

Tỉnh đã có định lượng chuyển đổi từng cây trồng cụ thể, tại các vị trí cụ thể dựa trên quy hoạch nông nghiệp trong quy hoạch tỉnh nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất.

Đắk Nông ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống có chất lượng cao, năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với biến đổi khí hậu để phục vụ chuyển đổi cây trồng.

Anh Nguyễn Chí Long sản xuất chanh dây nhiều năm ở xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông)
Anh Nguyễn Chí Long sản xuất chanh dây nhiều năm ở xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông)

Tỉnh xây dựng, hình thành, phát triển chuỗi liên kết, vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm; quảng bá thương hiệu, tiếp cận thị trường tiêu thụ trong nước, hướng đến xuất khẩu.

Đắk Nông tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khuyến khích người dân thực hiện gắn với hình thành vùng sản xuất tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Đắk Nông có kế hoạch từ giai đoạn 2022 - 2030 chuyển đổi trên 8.557ha cây trồng chủ lực gồm cà phê, hồ tiêu, cao su, điều. Năm 2025 này, Đắk Nông dự kiến thực hiện chuyển đổi trên 1.007ha cây trồng các loại.



Nguồn: https://baodaknong.vn/dak-nong-chuyen-doi-cay-trong-de-phong-han-249219.html

Chủ đề: Đắk Nông

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4
Việt Nam không những..., mà còn...!
Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm