Tại Việt Nam, 5G đã được thương mại hóa và đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng cấp đời sống số bằng cách cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn… tạo điều kiện cho nhiều ứng dụng và dịch vụ mới. 5G giúp cải thiện trải nghiệm giải trí, hỗ trợ các ngành công nghiệp như sản xuất, y tế và giáo dục và thúc đẩy chuyển đổi số trên quy mô rộng. Đặc biệt, trong bối cảnh sáp nhập thành TPHCM mới, việc phát triển hạ tầng 5G càng trở nên quan trọng.
Nhằm thông tin đến bạn đọc hiểu rõ hơn về công nghệ 5G, khả năng ứng dụng cũng như các giá trị lớn hơn mà 5G mang lại, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “5G thúc đẩy đời sống số” vào lúc 9 giờ ngày 2-7-2025 trên Báo SGGP Điện tử với sự tham gia của:



Đây là dịp để bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về khả năng ứng dụng 5G trong đời sống và các ngành kinh tế, cũng như đặt câu hỏi, trao đổi trực tiếp với chuyên gia và đại diện các cơ quan, đơn vị triển khai hạ tầng số tại TPHCM.
Kính mời quý độc giả quan tâm truy cập địa chỉ: www.sggp.org.vn để tham gia đặt câu hỏi cho chương trình.
Khách mời

Ông Trần Lâm Thịnh, Phó Giám đốc VNPT TPHCM

Ông Nguyễn Trịnh Đình Hòa, Trưởng Phòng Bưu chính - Viễn thông, Sở KH-CN TPHCM

Ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM
Giao lưu với độc giả
Xin lãnh đạo VNPT cho biết: Chính phủ có chính sách hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp viễn thông triển khai hạ tầng 5G để phủ sóng nhanh trên toàn quốc – chính sách này thực sự mang tính đột phá. Vậy VNPT đã nhận được sự hỗ trợ này chưa, và đã triển khai như thế nào? Anh/chị có thể cho người dân biết cụ thể được không?"

Theo Nghị định số 88/2025/NĐ-CP và Nghị quyết số 193/2025/QH15, Chính phủ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp viễn thông triển khai hạ tầng 5G với điều kiện tiên quyết là. Doanh nghiệp phải lắp đặt tối thiểu 20.000 trạm phát sóng 5G trên toàn quốc (63 tỉnh/thành) trước ngày 31-12-2025, được nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ ngày 19-2-2025.
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, VNPT đặt mục tiêu mở rộng vùng phủ sóng 5G gấp 3 lần trong năm 2025, hướng tới phục vụ 99% dân số. Tập đoàn đang tập trung vào việc nâng cấp hạ tầng viễn thông, tối ưu hóa băng tần để đảm bảo chất lượng kết nối ổn định ngay cả tại các khu vực có mật độ sử dụng cao. VNPT cũng đang hợp tác với các đối tác công nghệ để phát triển các ứng dụng khai thác tối đa tiềm năng của 5G trong kinh tế số, chính phủ điện tử và các dịch vụ đô thị thông minh.
VNPT chắc chắn sẽ đáp ứng Phát triển mới 20.000 trạm BTS phủ sóng 63 tỉnh thành (cũ), nay là 34 tỉnh thành để tận dụng được sự hỗ trợ này của chính phủ.
Tôi là chủ một doanh nghiệp nhỏ, phân phối thiết bị y tế, đang bước đầu chuyển đổi số, xin hỏi mạng 5G của VinaPhone có thể ứng dụng như thế nào trong việc chuyển đổi số như vận hành doanh nghiệp, kho bãi, quản lý…? Nếu có thì liên hệ như thế nào?

VNPT đang trong lộ trình triển khai một mạng 5G hoàn chỉnh và rộng khắp nhằm bảo đảm thỏa mãn tất cả các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.
Vinaphone 5G sẽ có thể giúp quý doanh nghiệp trong việc quản lý chuỗi sản phẩm; điều hành phân phối sản phẩm; quản lý nhân viên nâng hiệu quả công việc; quản trị chi phí và tài nguyên tối ưu cho doanh nghiệp; quản lý khách hàng và thị trường.
Ông có thể cho biết Trung tâm đang phối hợp chiến lược với Sở Khoa học và Công nghệ như thế nào để phát triển các ứng dụng 5G hiệu quả hơn không ạ?

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực chuyển đổi số nói chung và việc triển khai các ứng dụng 5G nói riêng. Trung tâm Chuyển đổi số là đơn vị thực thi, triển khai chuyển đổi số theo chỉ đạo, chương trình và kế hoạch của Thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng và sứ mệnh được giao, Trung tâm Chuyển đổi số thành phố luôn chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, trong đó có các ứng dụng 5G phục vụ các cơ quan, đơn vị và người dân.

5G được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới như IoT, xe tự lái, phẫu thuật từ xa… nhưng đến nay mấy cái đó vẫn chưa phổ biến, chưa mang lại doanh thu rõ rệt. Trong khi đó, nhà mạng thì vẫn phải sống nhờ mấy dịch vụ truyền thống như gọi điện, nhắn tin, data. Vậy đây có phải là thách thức lớn nhất khi phát triển 5G hiện nay không ạ?

Theo quan điểm của tôi thì đúng như vậy.
Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ rất nhanh chóng. Thực tế, doanh thu từ dịch vụ, giải pháp CNTT trên nền 5G tăng rất nhanh trong những tháng gần đây. Bản thân khách hàng (chính quyền, doanh nghiệp, người dân) tự thay đổi rất nhiều
Các dịch vụ như: DV công trực tuyến (Chính phủ); VNEdu cho giáo dụ; HIS cho Y tế; IoC cho tỉnh thành phố; các dịch vụ IoT quản lý tủ điện cho điện lực; quản lý đồng hồ nước cho cấp nước; quản lý đoàn xe cho DN Logistics đóng góp gia tăng doanh số cho Vinaphone 5G.
Tôi đang làm làm trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp, xin hỏi hạ tầng mạng 5G của đơn vị có đảm bảo hoạt động thông suốt cho doanh nghiệp không? Tốc độ gửi nhận tín hiệu ra sao? Việc bảo mật thông tin cho khách hàng như thế nào?

VNPT đang trong lộ trình triển khai một mạng 5G hoàn chỉnh, rộng khắp và thông suốt nhằm bảo đảm thỏa mãn tất cả các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Trong quá trình đó việc bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật thông tin cho khách hàng luôn được VNPT đặt ưu tiên hàng đầu. Bảo mật của VNPT được quan tâm ở mọi lớp mạng; ở mọi dịch vụ; ở mọi giao thức và quy trình và hỗ trợ khách hàng (Chính quyền, doanh nghiệp và người dân) bằng sản phẩm, giải pháp riêng và theo yêu cầu của khách hàng.
Với VNPT, Trung tâm đã có những hoạt động hợp tác nào để cùng phát triển hạ tầng số nói chung và mạng 5G nói riêng không ạ? Những hợp tác này đang triển khai đến đâu rồi, thưa ông?

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông như VNPT, Viettel, FPT Telecom, GTel, Trung tâm Chuyển đối số TPHCM đã phối hợp, có những hoạt động hợp tác trong thời gian qua tại TPHCM để thiết lập, triển khai hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng số phục vụ vận hành các ứng dụng số trong công tác quản lý nhà nước và dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng tiện ích của người dân.

"Hiện nay, nhiều khách hàng chưa mặn mà với 5G vì giá cước còn cao, mà dùng mấy tác vụ cơ bản như xem video, lướt web thì thấy dung lượng data tụt rất nhanh. Vậy phía nhà mạng có chia sẻ gì về vấn đề này không, và có hướng điều chỉnh hay giải pháp nào để người dùng dễ tiếp cận hơn không ạ?

Để giải quyết vấn đề nêu trên, Vinaphone hiện nay có rất nhiều gói cước đa dạng với giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu sử dụng Data của khách hàng. Cũng cần nhấn mạnh là Vinaphone hiện nay không phân biệt gói cước dịch vụ 5G và 4G, do đó khách hàng hiện hữu hoàn toàn có thể trải nghiệm dịch vụ 5G với mức cước của dịch vụ 4G.
Tôi nghe nói VinaPhone đã có 5G, vậy dùng thực tế có nhanh rõ rệt so với 4G không ? Có gì khác biệt mà người dùng nên thử không ạ?

Vinaphone (VNP) đã thương mại hóa 5G từ năm 2024. HIện có hơn 3 triệu thuê bao 5G. Thực tế chất lượng dịch vụ VNP 5G nhanh hơn rất nhiều so với 4G và độ trễ thấp hơn. Lý tưởng tốc độ download có thể đạt trên 1Gbps, độ trễ nhỏ hơn 10ms. Trung bình hiện nay theo Ookla công bố thì VNP 5G đạt 354.44 Mbps; upload đạt 94.92 Mbps.
Tất nhiên với công nghệ mới và chất lượng tốt hơn thì người dùng nên/phải thử và dùng thật để tăng trải nghiệm.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/dang-giao-luu-truc-tuyen-5g-thuc-day-doi-song-so-post802008.html
Bình luận (0)