Dưới đây là danh sách Giám đốc Sở GD-ĐT của 23 tỉnh, thành phố đã thực hiện sáp nhập:

Tại 11 tỉnh, thành phố không thực hiện việc sáp nhập, những người đứng đầu sở GD-ĐT gồm:
STT | Tỉnh/thành phố | Họ và tên | Chức vụ |
1 | Hà Nội | Trần Thế Cương | Giám đốc Sở GD-ĐT |
2 | Nghệ An | Thái Văn Thành | Giám đốc Sở GD-ĐT |
3 | Hà Tĩnh | Nguyễn Thị Nguyệt (bà) | Giám đốc Sở GD-ĐT |
4 | Cao Bằng | Nguyễn Ngọc Thư (bà) | Giám đốc Sở GD-ĐT |
5 | Huế | Nguyễn Tân | Giám đốc Sở GD-ĐT |
6 | Lai Châu | Mạc Quang Dũng | Giám đốc Sở GD-ĐT |
7 | Điện Biên | Hoàng Tuyết Ban (bà) | Giám đốc Sở GD-ĐT |
8 | Sơn La | *Tiếp tục cập nhật | |
9 | Quảng Ninh | Nguyễn Thị Thúy (bà) | Giám đốc Sở GD-ĐT |
10 | Thanh Hóa | Tạ Hồng Lựu | Phó Giám đốc phụ trách |
11 | Lạng Sơn | Hoàng Quốc Tuấn | Giám đốc Sở GD-ĐT |
Liên quan vấn đề sáp nhập, Bộ GD-ĐT cho hay, trong năm 2025, việc rà soát chương trình và SGK được triển khai trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bộ GD-ĐT đã xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lí lớp 4, lớp 5, lớp 9; Địa lí lớp 12; Lịch sử và Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10. Các môn này sẽ thực hiện các bước theo quy định để chỉnh sửa chương trình môn học, từ đó làm căn cứ để chỉnh sửa SGK, như cập nhật yêu cầu cần đạt, nội dung kiến thức, địa danh, số liệu, bản đồ, biểu đồ và thông tin kinh tế - xã hội...
B

Theo Bộ GD-ĐT, việc chỉnh sửa chương trình môn học được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi SGK, tăng cường hướng dẫn để giáo viên, nhà trường chủ động thực hiện chương trình theo thẩm quyền cho phù hợp với thực tế.
Bộ GD-ĐT cho hay, SGK cụ thể hóa nội dung chương trình và được xác định là học liệu, tài liệu quan trọng để các nhà trường lựa chọn tổ chức dạy học.
Giáo viên, nhà trường được giao quyền chủ động để sắp xếp chủ đề học tập, cập nhật, bổ sung nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học và thực tiễn. Năm học 2025-2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, SGK hiện hành, đồng thời chủ động lựa chọn, điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình chính quyền hai cấp.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/danh-sach-34-giam-doc-so-gd-dt-cua-cac-tinh-thanh-sau-sap-nhap-2417605.html
Bình luận (0)