Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: 6 điều nên tránh

Trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào, việc đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào cũng phù hợp để đưa ra trong hoàn cảnh này. Có những câu hỏi nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình để lại ấn tượng không tốt, thậm chí làm giảm cơ hội được nhận. Vậy những câu hỏi nào là “cấm kỵ” trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu để tránh những sai lầm đáng tiếc nhé!

Báo Long AnBáo Long An09/07/2025

Khối lượng công việc được mong đợi ở vai trò này là bao nhiêu? 

Câu hỏi này thoạt đầu tưởng có vẻ bình thường nhưng có thể là tín hiệu cảnh báo cho các nhà tuyển dụng tiếng Nhật hay tiếng Việt, bởi vì bạn đang cố gắng tìm ra mức tối thiểu mà bạn có thể làm được, thay vì thể hiện sự nhiệt tình với công việc. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có động lực, chủ động và sẵn sàng đóng góp, chứ không phải những người có vẻ lo lắng về việc họ có thể làm được bao nhiêu. 

Một cách diễn đạt tốt hơn cho câu hỏi này là “Anh/chị có thể cho em biết một ngày hoặc một tuần điển hình trong vai trò này trông như thế nào không?”. Bằng cách này, bạn vừa thể hiện được sự quan tâm vừa tránh bị hiểu lầm là đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm.

“Em có thể làm việc tại nhà bất cứ khi nào em muốn không?” 

Việc hỏi thẳng nhà tuyển dụng câu hỏi này có thể khiến bạn vô tình tạo ấn tượng rằng mình ưu tiên sự thoải mái hơn là trách nhiệm công việc. Câu hỏi này nghe có phần tùy tiện và thiếu tinh tế, đặc biệt nếu công ty chưa đề cập rõ về chính sách làm việc từ xa. 

Thay vì vậy, bạn có thể khéo léo hỏi “Công ty có áp dụng hình thức làm việc linh hoạt hoặc làm việc từ xa không ạ? hoặc “Lịch làm việc của vị trí này có cố định không hay có sự linh hoạt không?”. Đây là cách hỏi vừa chuyên nghiệp, vừa thể hiện rằng bạn quan tâm đến cách vận hành công việc, chứ không chỉ chăm chăm vào quyền lợi cá nhân.

“Người quản lý ở đây có tệ như mọi người nói trên mạng không?”

Đây chắc chắn không phải là một ý tưởng hay trong bối cảnh phỏng vấn. Ngay cả khi bạn đã thấy những đánh giá tiêu cực, việc đề cập trực tiếp những đánh giá này có thể khiến bạn bị đánh giá là tiêu cực, phán xét vội vàng hoặc thiếu tôn trọng. Đồng thời nó cũng khiến nhà tuyển dụng rơi vào thế khó xử. 

Nếu bạn thực sự quan tâm đến môi trường làm việc hay phong cách quản lý, bạn có thể hỏi một cách nhẹ nhàng hơn như “Anh/chị có thể chia sẻ thêm về cách quản lý và hỗ trợ nhân viên trong đội nhóm được không ạ?”. Đây là cách hỏi vừa lịch sự vừa giúp bạn có được thông tin mình cần.

“Bao lâu nữa thì em được thăng chức?”

Mặc dù khát khao thăng tiến là điều tuyệt vời nhưng hỏi điều này quá sớm có thể khiến bạn mất kiên nhẫn hoặc như thể bạn không thực sự đầu tư vào vị trí hiện tại. Nhà tuyển dụng muốn thấy rằng bạn đã sẵn sàng đóng góp và phát triển tự nhiên trong công ty, chứ không phải chỉ vội vã chuyển sang chức danh tiếp theo.

Cách tốt hơn để tiếp cận chủ đề này là hỏi “Sự phát triển nghề nghiệp thường diễn ra như thế nào trong vai trò này?”. Điều này vẫn cho thấy bạn quan tâm đến việc thăng tiến nhưng theo cách tinh tế và thực tế hơn.

“Văn phòng trông như thế nào?”

Khi phỏng vấn, câu hỏi này tưởng là giúp làm dịu bầu không khí căng thẳng nhưng thực chất, nó có dễ khiến người nghe nghĩ rằng bạn đang quan tâm đến không gian làm việc hơn là công việc hoặc cơ hội phát triển trong công ty. Hơn nữa, còn quá sớm để nói điều này trong khi bạn còn chưa được mời làm việc. 

Thay vì hỏi trực tiếp về văn phòng, bạn có thể hỏi nhẹ nhàng và tinh tế hơn như: “Anh/chị có thể chia sẻ thêm về môi trường làm việc hoặc văn hóa công ty được không ạ?”, như vậy vừa thể hiện sự quan tâm, vừa cho thấy bạn tập trung vào những điều quan trọng hơn trong công việc hơn là không gian vật lý. 

“Anh/chị không thích điều gì ở công ty này?”

Đành rằng muốn có một bức tranh trung thực về môi trường làm việc là hoàn toàn đúng đắn nhưng việc diễn đạt câu hỏi theo cách này có thể khiến bạn có vẻ như đang tạo sự kịch tính hoặc tìm lý do để không tham gia. 

Một cách chuyên nghiệp hơn để tìm hiểu về những thách thức tiềm ẩn là hỏi những câu như “Khó khăn hiện tại mà nhóm đang phải trải qua là gì?” hoặc “Anh/chị nghĩ người mới có thể thấy điều gì là thách thức khi bắt đầu làm việc ở đây?”. Những câu hỏi như thế này thể hiện sự trưởng thành và sự quan tâm thực sự mà không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu hay e dè. 

Buổi phỏng vấn không chỉ là lúc bạn được hỏi mà còn là cơ hội để bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Việc chuẩn bị kỹ thuật cho những câu hỏi của riêng mình và đảm bảo chúng đúng trọng tâm không chỉ cho thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc mà còn thể hiện sự thông minh và chủ động. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm và nâng cao cơ hội trúng tuyển. Chúc bạn thành công!/.

A.T

Nguồn: https://baolongan.vn/dat-cau-hoi-cho-nha-tuyen-dung-6-dieu-nen-tranh-a198404.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm