Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Năm 2025, Lâm Đồng tiếp tục chú trọng cải cách hành chính, nâng cao công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, tăng cường ứng dụng thông tin, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng13/05/2025

Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Lâm Đồng tổng kết công tác năm 2024,
triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ban Chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Lâm Đồng tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là chuyển đổi số trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hành chính công đang được xem là một bước tiến quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn so với môi trường cũ. 

Tính đến đầu năm 2025, cơ sở hạ tầng công nghệ của địa phương đã hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, duy trì vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, an ninh mạng... Qua đó, nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu tỉnh Lâm Đồng đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của tỉnh. Đến nay, đã hoàn thành kết nối tới 22 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của bộ, ngành Trung ương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia. 

Địa phương đã triển khai và sử dụng hiệu quả mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp xã với 175 điểm trên địa bàn tỉnh; đảm bảo kết nối hệ thống hội nghị truyền hình 4 cấp; duy trì hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm Hành chính tỉnh tập trung hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thông tin. 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được trang bị hạ tầng đảm bảo công tác quản lý và điều hành trên môi trường mạng...

Cùng với đó, công tác cải cách thể chế, TTHC, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, tài chính công đều được chú trọng thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Nổi bật, Sở Tư pháp đã nghiên cứu góp ý dự thảo Nghị định quy định về hồ sơ, quy trình liên thông điện tử thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đối với 2 nhóm TTHC liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký khai tử; Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham gia góp ý 9 dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, Luật Cư trú, Luật Căn cước... theo yêu cầu của cơ quan soạn thảo. Trong năm, tỉnh đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDLQG về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. 

Công tác xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục được đẩy mạnh. Kết quả, hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm Hành chính tỉnh gồm 54 đơn vị (18 đơn vị cấp sở và 36 đơn vị trực thuộc sở) hoạt động trong khu hành chính tập trung với trên 1.700 người dùng, 91 máy chủ tập trung, 37 đường kết nối internet FTTH được đặt tại phòng máy chủ tập trung. Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước và xã hội; Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo hoạt động bình thường, an toàn phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Mạng di động phủ sóng 100% địa bàn tỉnh, dịch vụ điện thoại cố định, internet tốc độ cao phát triển đến tất cả các xã và đã thay thế hệ thống cáp đồng.

Cùng với đó, đã tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc lên Cổng thông tin một cửa điện tử của tỉnh (dichvucong.lamdong.gov.vn) và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (một cửa điện tử quốc gia) đăng tải công khai kết quả giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, qua đó góp phần đắc lực trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch, tăng cường tính trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Theo đánh giá chung, việc hợp nhất các Ban Chỉ đạo thành Ban chỉ đạo CCHC, Chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Lâm Đồng đã tạo thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện; gắn công tác CCHC với các nhiệm vụ trọng tâm, tạo sự xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Cùng với đó, việc đẩy mạnh công tác kiểm tra CCHC, thanh tra công vụ đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. 

Tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn tỉnh, trong năm 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã đề ra 9 nhiệm vụ xuyên suốt để nâng cao công tác CCHC. Trọng tâm là tiếp tục thực hiện việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, không theo địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Duy trì và thực hiện thường xuyên các nhiệm vụ về công bố, công khai danh mục TTHC khi có quyết định công bố của các bộ, ngành Trung ương, cập nhật kịp thời, đầy đủ trên CSDLQG về TTHC.

Nguồn: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202505/day-manh-thuc-hien-thu-tuc-hanh-chinh-tren-moi-truong-dien-tu-19c4c68/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Những bản làng bên dãy Trường Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm