Nỗ lực vì mục tiêu đó, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo, triển khai đề án tập trung vào các hoạt động hỗ trợ PN sáng tạo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sức sáng tạo, phát huy thế mạnh, sở trường của PN và tạo cơ hội tốt nhất để chị em PN phát huy nội lực, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế.
KHƠI DẬY TIỀM NĂNG KHỞI NGHIỆP
Để khơi dậy tiềm năng khởi nghiệp cho PN, Hội LHPN tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền để hội viên nắm được các nội dung, mục tiêu của Đề án 939; tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch; đồng thời, chỉ đạo Hội Phụ nữ các cấp có các hoạt động hỗ trợ PN khởi nghiệp. Thông qua hoạt động tuyên truyền, tập huấn, truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, PN về khởi nghiệp.
Hằng năm, Hội LHPN tỉnh tổ chức thành công “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” với các chủ đề cụ thể, thiết thực. |
Do vậy, phong trào khởi nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các đối tượng PN, đặc biệt là PN yếu thế, đơn thân, khuyết tật. Từ đó, góp phần tạo việc làm cho PN, giúp chị em tham gia phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững, giúp xóa bỏ rào cản về giới, mang lại cơ hội lớn cho chị em PN, nhất là PN vùng nông thôn có điều kiện để khởi nghiệp.
Một trong những hoạt động nổi bật trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 939 là hằng năm Hội LHPN tỉnh tổ chức thành công “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp” với các chủ đề cụ thể, thiết thực.
Hội LHPN các cấp tổ chức hoạt động 345 Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp tại các địa phương nhằm chia sẻ việc đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong hoạt động khởi nghiệp của cơ sở để đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như: Shoppee, Lazada và Tiktok shop; tổ chức giao lưu gặp gỡ hội viên khởi nghiệp thành công, tham quan mô hình khởi nghiệp thành công trong và ngoài tỉnh; phiên chợ quê, trưng bày giới thiệu sản phẩm hợp tác xã, tổ hợp tác, sản phẩm OCOP, tổ chức 245 gian hàng “0 đồng” với 24.650 suất quà, với tổng số tiền 4,93 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn cho 322 PN có nhu cầu khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với tổng số tiền trên 2,8 tỷ đồng.
Một số kết quả nổi bật sau 7 năm thực hiện Đề án 939 - 70% HVPN được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp, hoàn thành 89% so với mục tiêu của kế hoạch. - Hỗ trợ 732 PN khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, đạt tỷ lệ 366% (mục tiêu 200%) - Phối hợp, hỗ trợ, vận động thành lập 15 hợp tác xã do PN quản lý. |
Phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức “Tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi sự kinh doanh cho các mô hình PN phát triển kinh tế tại gia” cho 200 hội viên, phụ nữ (HVPN) và tổ chức 5 lớp tập huấn với chủ đề “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” cho 200 chị em PN chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ tại gia.
Hội LHPN các cấp tổ chức 56 lớp tập huấn về nâng cao kiến thức, hỗ trợ khởi nghiệp cho 1.685 HVPN; phối hợp các ngành chức năng mở 324 lớp đào tạo nghề cho 9.735 lao động nữ có nhu cầu; tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi được 1.409 cuộc, có 28.542 lượt chị tham gia, các chị áp dụng vào thực tế để sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả hơn, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong trồng trọt nhằm giảm chi phí, mang lại hiệu quả cao.
Đồng thời, các cấp Hội còn đẩy mạnh kết nối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ PN phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang, hỗ trợ vốn vay cho 2.039 HVPN có nhu cầu khởi nghiệp với số tiền trên 29,233 tỷ đồng và hướng dẫn HVPN xây dựng ý tưởng kinh doanh. Bên cạnh sự đóng góp, nỗ lực của HV, Câu lạc bộ Nữ doanh nghiệp tỉnh cũng đã ủng hộ tích cực để giải quyết việc làm, hỗ trợ PN nghèo khởi nghiệp; tính đến tháng 12-2024 hỗ trợ 732 doanh nghiệp nữ mới thành lập.
Thông qua đó, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sức sáng tạo của PN, kết nối giữa các doanh nghiệp do nữ làm chủ, các tác giả có ý tưởng, dự án khởi nghiệp khả thi với các sở, ban, ngành, đơn vị, nhà tài trợ để các bên có thêm thông tin, tìm kiếm, tiếp cận, hỗ trợ nguồn lực cho PN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.
HIỆN THỰC HÓA Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Cùng PN hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh những năm qua luôn đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích PN thuộc mọi thành phần, lứa tuổi, ngành nghề, đặc biệt là chị em có hoàn cảnh khó khăn, PN khuyết tật vươn lên, tự tin tham gia phong trào khởi nghiệp, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, đất nước, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, vị thế của PN trong xã hội.
Thường xuyên giới thiệu, trưng bày, quảng bá các sản phẩm khởi nghiệp của PN. |
Cụ thể, các cấp Hội đã phối hợp các ngành liên quan kết nối các nguồn lực để hỗ trợ hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, đổi mới của PN, trong đó quan tâm hỗ trợ PN có ý tưởng, có nhu cầu khởi nghiệp, các tổ hợp tác/hợp tác xã, doanh nghiệp mới thành lập do PN làm chủ.
Tổ chức 6 Hội thi PN khởi nghiệp, với 1.167 ý tưởng khởi nghiệp đăng ký dự thi cấp tỉnh; trong đó, có 71 ý tưởng/dự án khởi nghiệp được lựa chọn trao giải cấp tỉnh, 52 dự án tham gia dự thi cấp Trung ương. Kết quả, có 14 dự án vượt qua vòng sơ khảo (có 9 dự án vào vòng thi chung kết cấp vùng và có 1 dự án đạt giải Khát vọng vòng chung kết toàn quốc).
Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ như xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu các loại hình kinh doanh, dịch vụ của tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã ra thị trường, góp phần giải quyết đầu ra và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, hàng hóa của tỉnh Tiền Giang.
Hội LHPN tỉnh đã tạo điều kiện cho 3 hợp tác xã do PN quản lý tham gia hoạt động “Ngày hội việc làm, kết nối doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm hàng Việt” tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ với các mặt hàng chủ lực do PN khởi nghiệp.
Nói về hiệu quả đề án, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Kim Phượng khẳng định: Hoạt động hỗ trợ PN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhận được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, HVPN các cấp, cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đề án đã tạo ra bước đột phá trong tư duy và phương pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ PN khởi nghiệp, phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ PN khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, mô hình phát triển kinh tế có thu nhập cao, Cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp”, chương trình giao lưu xúc tiến thương mại... đã tạo nên các phong trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, hội viên, giúp PN tự tin hơn trong khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, mạnh mẽ vươn lên, làm chủ cuộc sống.
Sau các cuộc thi, nhiều ý tưởng đã được hiện thực hóa, trở thành mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, được nhân rộng tại địa phương. Đây là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện tài năng, trí tuệ, năng lực của PN trong thời đại mới.
Mỗi người một ý tưởng, một cách khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh khác nhau, nhưng tựu trung các chị em PN đều hướng đến mục đích làm giàu cho bản thân, góp sức xây dựng kinh tế - xã hội địa phương và khẳng định vị thế trong xã hội. Đóng góp của PN thông qua các hoạt động khởi nghiệp còn tích cực giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
MỸ PHƯƠNG
Nguồn: https://baoapbac.vn/xa-hoi/202505/de-an-ho-tro-phu-nu-khoi-nghiep-tai-tien-giang-khoi-day-tiem-nang-thuc-day-doi-moi-sang-tao-1043441/
Bình luận (0)