Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Để những cánh rừng mãi xanh

Việt NamViệt Nam04/04/2025


Biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết và nhiều loại hình thiên tai khác nhau, có thể thấy càng trải qua nhiều loại thiên tai, chúng ta càng thấy được sự quan trọng của rừng. Với quy mô toàn cầu, rừng giúp giảm thiểu nắng nóng, mưa lũ, sạt lở. Còn với những cư dân sống sát rừng, phụ thuộc vào rừng thì họ càng thấm thía hơn ai hết. Với họ mất rừng là mất nhà, còn rừng là còn nhà. Câu chuyện giữ rừng bảo vệ bản làng của bà con vùng cao của huyện Thuận Châu sẽ cho chúng tay thấy rõ hơn về điều này. 

Giữa mùa khô hanh, chỉ một sơ suất nhỏ, cháy rừng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tiếng động hiện trường: “Bà con ơi, cháy, về chữa thôi bà con ơi, tiếng thái”

Tình huống cho buổi diễn tập hôm nay được giả định xảy ra do đốt nương rẫy ở sát bìa rừng. Bà con đang đi nương, đi rẫy, dụng cụ chuyên nghiệp gần như không có. 

Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: “Việc mà chữa cháy thì gặp nhiều khó khăn. Do vậy là cái mô hình này ấy thì muốn là để nhân rộng và hai là giúp bà con nhận thức rằng là đối với công tác phòng, chãy chữa cháy rừng thì không có cách nào tốt hơn là cái việc thực hiện công tác phòng ngừa”.

Để phòng ngừa cháy rừng, thời gian qua, huyện Thuận Châu đã thành lập nhiều tổ bảo vệ rừng, thông qua các tổ đã nâng cao được nhận thức, cách phòng ngừa và kỹ năng chữa cháy rừng cho nhân dân.

Anh Lường Văn Trung, Tổ bảo vệ rừng bản Nà Khoang, xã Phổng Lập, Thuận Châu, Sơn La: “Chúng ta phải đốt nương đúng thời gian quy định, sử dụng nguồn lửa đúng mục đích, thường xuyên tuần tra kiểm soát các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ để kịp thời xử lý”.

Hoàn lưu cơn bão số 2 và số 3 năm 2024 đi qua, huyện Thuận Châu mất hơn 130ha rừng do sạt lở. Đa phần là rừng tự nhiên. Lúc này, ngoài giữ rừng khỏi cháy là chưa đủ, bà con quyết tâm học cách tái sinh rừng. Với địa hình dốc đứng, sức người có hạn, người dân tại các bản vùng cao của huyện Thuận Châu được hướng dẫn làm pháo hạt giống để xúc tiến, tái sinh phục hồi rừng. 

TS Lê Hồng Liên, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững, Giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp“Mình trồng rừng thì tỉ lệ sống cũng chỉ đạt, nhiều lúc chỉ đạt 50 % thôi. Còn nếu mà chúng ta tận dụng nguồn hạt giống tại tại địa phương rồi tận dụng nguồn lực của cộng đồng mà chúng ta có thể làm cái hoạt. Hành động này tháng nào cũng làm chẳng hạn hay quý nào cũng làm chẳng hạn thì chúng ta gia tăng được cái cái số lượng cây tái sinh, mục đích ở trong rừng rất là lớn.”

Mỗi quả pháo đất có chứa hạt giống, phân bón hữu cơ. Cách nặn cũng gần như là làm bánh. Miễn sao quả pháo càng nhỏ thì càng đỡ bị vỡ khi thả từ trên cao. Sau sạt lở, rừng ở bản đã mất đi quá nhiều. Giống như bao bà con trong bản, chị Hoa hôm nay xung phong học đi làm pháo hạt giống. Bởi với chị mất rừng là mất nhà, còn rừng là còn nhà, còn quê hương. 

Chị Lò Thị Hoa, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: “Mong muốn cho hạt giống được thả xuống được nảy mầm và được gieo hạt, nó lớn lên thành rừng, để bảo vệ cho cho quê hương, bản làng không bị xói mòn, sạt lở”.

Thực hiện: Đình Đức



Nguồn: https://sonlatv.vn/de-nhung-canh-rung-mai-xanh-27142.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh: Những quán cà phê rực rỡ cờ hoa chào mừng đại lễ 30/4
36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4
Việt Nam không những..., mà còn...!
Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm