Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất cấp xã thành lập, giải thể, sáp nhập trường mầm non, phổ thông

Về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ GD-ĐT đề xuất giao sở GD-ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cấp xã nắm quyền thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình trường...

Báo Thanh niênBáo Thanh niên24/05/2025

Theo Chinhphu.vn, chiều 23.5, Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với Bộ GD-ĐT về dự thảo Nghị định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực giáo dục theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục.

Đề xuất phân cấp trong quản lý giáo dục: Thành lập và sáp nhập trường mầm non , phổ thông - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Lê Thành Long làm việc với Bộ GD-ĐT về dự thảo Nghị định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực giáo dục

ẢNH: VPG

Sở GD-ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT tại cuộc họp, đến nay đã xác định 69 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đang giao cho UBND cấp huyện cần điều chỉnh theo hướng phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, bộ này đề xuất phân cấp lên sở GD-ĐT 36 nội dung (chiếm 52%), đề xuất chuyển 33 nội dung về UBND cấp xã (chiếm 48%).

Bộ GD-ĐT cho biết, việc đề xuất được xây dựng trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng năng lực quản lý, yêu cầu thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc: phân cấp mạnh nhưng không buông lỏng, không chia cắt chuyên môn.

Về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục, Bộ GD-ĐT đề xuất giao sở GD-ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh. 

Chuyển toàn bộ thẩm quyền tổ chức lại cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non và các mô hình giáo dục cộng đồng về UBND cấp xã, bao gồm quyền thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ, giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình.

Đối với dự thảo Nghị định về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ GD-ĐT thiết kế theo hướng "phân cấp có điều kiện, có tiêu chí, có hậu kiểm", đảm bảo tính minh bạch, tiêu chuẩn hóa và thống nhất cả nước.

Bộ đề xuất chuyển thẩm quyền phê duyệt các chương trình giáo dục tích hợp nước ngoài và cấp phép tổ chức thi ngoại ngữ quốc tế từ Bộ GD-ĐT về chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc giám đốc sở GD-ĐT. 

Cho phép chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, cần xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình phân cấp trong giáo dục, làm cơ sở kiểm tra, giám sát thường xuyên tại địa phương.

"Tránh cực đoan giữ lại nhiều quá hay đẩy đi hết"

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ GD-ĐT rà soát, thống kê lại toàn bộ các nhiệm vụ hiện có và nêu rõ, minh định thẩm quyền của mỗi cấp. 

Đồng thời, cần lý giải cụ thể về việc phân cấp, phân quyền, tránh cực đoan "giữ lại quá nhiều hay đẩy đi hết". Mỗi nhiệm vụ giữ lại cần có giải thích rõ tại sao; cần lưu ý chỉ giữ lại những việc chịu trách nhiệm quản lý thống nhất phạm vi toàn quốc; cố gắng phân cấp tối đa.

Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu tăng thêm thẩm quyền được phân cấp cho cấp xã. Với các nhiệm vụ trong lĩnh vực này, cấp cơ sở có thể thực hiện được nhiều hơn. Bộ cần phân cấp triệt để hơn nữa, chỉ giữ lại nhiệm vụ mang tầm quốc gia hay mang tính chuyên môn cao.

Phó thủ tướng cũng lưu ý việc lấy ý kiến địa phương trong quá trình phân cấp, phân quyền; không để sót việc; nhất trí một số nội dung về việc chuyển thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Nguồn: https://thanhnien.vn/de-xuat-cap-xa-thanh-lap-giai-the-sap-nhap-truong-mam-non-pho-thong-185250523230634017.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa
Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm