|
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập, tổng hợp các tư liệu liên quan đến khu hệ chim hoang dã tại khu vực nghiên cứu; trong đó, đã tổ chức 9 tuyến điều tra thực địa, ghi nhận trực tiếp sự phân bố, số lượng, hành vi và các đặc điểm sinh học của các loài chim; xây dựng 2 điểm chim tiêu biểu, gồm 1 điểm tại VQG PN-KB và 1 điểm tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-khe Nước Trong, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái quan sát chim hoang dã.
Qua tìm hiểu thực tế tại hiện trường, Sở Khoa học-Công nghệ ghi nhận và đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học và trách nhiệm của BQL VQG PN-KB. Các kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng lớn trong việc khai thác các giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là khu hệ chim hoang dã, để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo, bền vững và gắn với bảo tồn.
Thời gian tới, Sở Khoa học-Công nghệ đề nghị đơn vị chủ trì tiếp tục chú trọng công tác phân tích dữ liệu, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về loài và sinh cảnh, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi trong bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại các vùng chim trọng điểm của tỉnh. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh Quảng Bình đang đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nâng cao giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB.
|
H.Trà
Nguồn: https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202505/de-xuat-giai-phap-bao-ton-va-phat-trien-du-lich-sinh-thai-2226181/
Bình luận (0)