Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

(PLVN) - “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam15/04/2025

Phố Hiến – thủ phủ của trấn Sơn Nam xưa - vùng đất từng được mệnh danh là “tiểu kinh đô” được hình thành từ những điều kiện thuận lợi về địa lý, bối cảnh chính trị thời Lê-Trịnh.

Phố Hiến trước đây nằm sát tả ngạn sông Hồng, cửa ngõ án ngữ, giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu tới kinh thành Thăng Long khiến nơi đây thành “điểm gặp gỡ” của các tuyến giao thương quốc tế.

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng của đất học Sơn Nam. (Ảnh: HT)

Văn miếu Xích Đằng - biểu tượng của đất học Sơn Nam. (Ảnh: HT)

Trải qua thời gian, vùng đất này vẫn giữ được công trình cổ kính. (Ảnh: HT)

Trải qua thời gian, vùng đất này vẫn giữ được công trình cổ kính. (Ảnh: HT)

Cảnh “trên bến dưới thuyền” cùng các thương điếm (văn phòng đại diện), nhất là của các nước như Nhật Bản, Anh, Hà Lan… với sự có mặt của thuyền buồm từ 12 quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan), Lữ Tống (Philippines), Mã Lai (Malaysia), In-đô (Indonesia), Ấn Độ, Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã biến Phố Hiến thành một đô thị kinh tế, chính trị và văn hóa sầm uất trong thế kỷ 16 – 17.

Ngày 11/4/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi các Bộ: Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Tư Pháp phối hợp nghiên cứu, có ý kiến đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Hưng Yên liên quan đến sự cần thiết: về chủ trương triển khai thực hiện dự án; về chống ngập lụt và bảo vệ môi trường; về nguồn vốn đầu tư; về ưu đãi đầu tư; về tiến độ giải phóng mặt bằng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

Bia chùa Thiên Ứng dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi: “Nhân Dục, Hoa Dương, Hiến thị thập phường”. Tức là thời điểm đó, năm 1625, trước khi người Hà Lan đặt thương điếm, Phố Hiến đã hình thành với 10 phường. Sau này, đến thế kỷ 18, các tấm bia tại chùa Thiên Ứng (dựng năm 1709) và chùa Chuông (Kim Chung tự, dựng năm 1711) còn cho thấy tên của 20 phường, thị của Phố Hiến.

Những mặt hàng có ở Phố Hiến được xuất đi nước ngoài thời ấy là: Lụa vàng, lĩnh, tơ, bông vải, sa nhân, xạ hương, sơn, quế, nhãn, thiếc, cau, đồ sành, đồ sứ... Thậm chí, các tài liệu của còn ghi nhận có cả gạo, hồ tiêu, vây cá... Tham gia vào hoạt động giao thương tấp nập này tại Phố Hiến có sự góp mặt của 50 địa phương trong cả nước. Tài liệu phương Tây miêu tả Phố Hiến có hơn 2.000 nóc nhà, riêng làng người Hà Lan đã chiếm hơn 100 nóc...

Chùa Chuông - được ví là Phố Hiến đệ nhất danh lam. (Ảnh: HT)

Chùa Chuông - được ví là Phố Hiến đệ nhất danh lam. (Ảnh: HT)

Phố Hiến trong quá khứ từng là nơi hội tụ của nhiều văn hóa, gặp gỡ của Đông - Tây. (Ảnh: HT)

Phố Hiến trong quá khứ từng là nơi hội tụ của nhiều văn hóa, gặp gỡ của Đông - Tây. (Ảnh: HT)

Các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu... (Ảnh: HT)

Các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu... (Ảnh: HT)

Võ miếu (Ảnh: HT)

Võ miếu (Ảnh: HT)

Cặp nghê ở đền Thiên Hậu. (Ảnh: HT)

Cặp nghê ở đền Thiên Hậu. (Ảnh: HT)

Sự đa dạng văn hóa được thể hiện qua các công trình kiến trúc độc đáo còn tồn tại, từ chùa Chuông, đình An Vũ, hội quán Đông Đô Quảng Hội, đền Thiên Hậu, nhà thờ Thiên Chúa giáo (mang phong cách Tây Ban Nha) và các phố phường mang phong cách giao thoa giữa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây.

Theo chính quyền tỉnh Hưng Yên: “Các di tích và di sản này không chỉ là minh chứng lịch sử mà còn là tài sản vô giá của nền văn hóa Việt Nam”.

Hưng Yên còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng. (Ảnh: HT)

Hưng Yên còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng. (Ảnh: HT)

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha. (Ảnh: HT)

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha. (Ảnh: HT)

UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng: Phục dựng Phố Hiến cổ không chỉ là bảo tồn di sản, mà còn mở ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế - du lịch, thương mại, dịch vụ bền vững cho tỉnh, là “cơ hội vàng để phát triển du lịch vùng”. Với vị trí gần Hà Nội và nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, Phố Hiến có lợi thế lớn về kết nối giao thông, dễ dàng thu hút du khách trong và ngoài nước.

“Dự án phục dựng Phố Hiến cổ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Hưng Yên mà còn tạo động lực cho các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Biến Phố Hiến thành một điểm đến du lịch văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận Phố Hiến là Di sản Văn hóa Thế giới” - đề án của Hưng Yên nêu.

Dự án phục dựng Phố Hiến được phân chia thành 4 phân khu chính với tổng diện tích 1708,9ha.

Trong đó, Phân khu I – Phân khu Phục Hiến (399,3ha): Tâm điểm là khu vực tái hiện thương cảng quốc tế Phố Hiến xưa, kết hợp không gian kinh tế đêm và các tuyến phố đi bộ đa văn hóa.

Phân khu II – Phân khu Lễ hội (427,5ha): Là khu vực trung tâm dành cho các hoạt động văn hóa, lễ hội, hội nghị với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Phân khu III – Phân khu dịch vụ và biểu diễn thực cảnh (467ha): Phân khu kết hợp dịch vụ du lịch và các chương trình biểu diễn thực cảnh tái hiện lịch sử, văn hóa Phố Hiến.

Phân khu IV – Phân khu cây xanh sinh thái ven sông Hồng (415,1ha): Khu vực xanh mát, tạo không gian trải nghiệm nông nghiệp và thư giãn cho du khách.

Nguồn: https://baophapluat.vn/de-xuat-phuc-dung-pho-hien-co-ky-vong-lam-song-lai-qua-khu-vang-son-post545462.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam
Chủ tịch Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài
Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm