Hội thảo nhằm cụ thể hóa các chính sách phát triển kinh tế số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số, nông nghiệp, thương mại điện tử, logistics và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Quang cảnh hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Đại tá Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc C12, nhấn mạnh: Trong bối cảnh kinh tế số trở thành trụ cột phát triển, minh bạch thông tin và khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để tạo niềm tin với thị trường và hội nhập quốc tế.
Theo thống kê, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng cả nước đã xử lý hơn 40.000 vụ buôn lậu, hàng giả, kém chất lượng với tổng giá trị xử phạt trên 6.500 tỷ đồng, nổi bật là các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
“Từ góc độ quản lý nhà nước về dữ liệu, chúng tôi nhận thấy việc triển khai các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến như blockchain, là giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn thị trường và tăng cường tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng”, Đại tá Phạm Minh Tiến cho biết.
Nguồn: Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia, Bộ KH-CN)
Nguồn: Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia, Bộ KH-CN)
Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho quản trị số, chính sách số và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, giúp Chính phủ hoạch định chính sách hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước. Truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao tính minh bạch, khả năng truy vết và niềm tin số - các yếu tố thiết yếu cho thương mại điện tử, nông sản xuất khẩu, logistics thông minh và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại.
Thông qua hệ thống truy xuất đồng bộ, doanh nghiệp có thể kiểm soát rủi ro, dự báo sản xuất, quản lý kho vận, điều phối tiêu thụ và kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn. Người tiêu dùng, từ đó, có thể xác minh nhanh chóng, chính xác nguồn gốc sản phẩm – từ nguyên liệu, khâu đóng gói, phân phối đến lưu thông – góp phần đẩy lùi gian lận thương mại và hàng giả.
Đáng chú ý, việc ứng dụng công nghệ Việt trong truy xuất nguồn gốc cũng góp phần giữ vững chủ quyền dữ liệu quốc gia, giảm phụ thuộc vào nền tảng nước ngoài.
Các nền tảng truy xuất hàng hóa ở trong nước hiện đang hoạt động, nhưng chưa đồng bộ liên thông dữ liệu được. Nguồn: NDA
Sơ đồ hoạt động nền tảng NDA Trace truy xuất nguồn gốc toàn diện được tích hợp trên các nền tảng quốc gia với những công nghệ mới, hiện đại và toàn diện nhất. Nguồn: NDA
Nền tảng NDA Trace nằm trong hệ sinh thái dữ liệu quốc gia. Nguồn: NDA
Ông Bùi Bá Chính, Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số - Mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia, Bộ KH-CN) nhận định, đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra. Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề cập việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số… Thực hiện chuyển đổi số chính là khoác cho sản phẩm hàng hóa chiếc áo mới hiện đại hơn, dễ kết nối hơn và quan trọng nhất là dễ kiểm chứng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Ông Bùi Bá Chính trình bày tham luận tại hội thảo
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ NDA, cho rằng hoạt động truy xuất hiện nay còn rời rạc, thiếu kết nối liên thông và chưa có một bộ tiêu chuẩn đồng nhất, được xác thực bởi cơ quan nhà nước, có giá trị toàn quốc và quốc tế. “Đã đến lúc cần một chính sách toàn diện từ Trung ương đến địa phương, có tính bắt buộc, áp dụng đồng bộ cho tất cả doanh nghiệp – chỉ khi đó mới đảm bảo định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hiệu quả”, ông Nguyễn Huy khẳng định.
Ông Nguyễn Huy trình bày tham luận tại hội thảo
Quy trình định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa của nền tảng giải pháp NDA Trace. Nguồn: NDA
Những công nghệ mới nhất được áp dụng trên nền tảng giải pháp NDA Trace. Nguồn: NDA
Tại hội thảo, NDA cũng đã giới thiệu nền tảng NDA Trace – giải pháp truy xuất nguồn gốc toàn diện do người Việt phát triển, tích hợp trên các nền tảng quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại như blockchain (NDA Chain) và định danh phi tập trung (NDA DID).
NDA Trace cho phép định danh toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp, sản phẩm, xác thực thông tin hàng hóa và hoạt động chuỗi cung ứng. Mỗi sản phẩm sẽ có một mã định danh duy nhất, giúp theo dõi toàn bộ hành trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Mọi thao tác trong chuỗi đều được ghi nhận và xác thực, không thể chỉnh sửa, không thể làm giả, đảm bảo minh bạch tuyệt đối.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ ứng dụng giải pháp NDA Trace trong định danh xác thực truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp giữa Công ty CP Dược phẩm ECO và Công ty CP Tập đoàn PILA tại hội thảo
TRẦN BÌNH - TẤN BA
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/dinh-danh-xac-thuc-va-truy-xuat-nguon-goc-dong-luc-phat-trien-kinh-te-so-viet-nam-post802924.html
Bình luận (0)