Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm

STO - Ngày 15/5, tại UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề tổ chức Hội nghị chuyên đề phòng một số bệnh trên tôm nuôi, giải pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành trong sản xuất. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở. GS. TS Trương Quốc Phú - Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ; lãnh đạo UBND huyện Trần Đề; lãnh đạo UBND các xã; tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) và hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn toàn huyện cùng dự.

Báo Sóc TrăngBáo Sóc Trăng15/05/2025


Quang cảnh hội nghị chuyên đề phòng một số bệnh trên tôm nuôi, giải pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành trong sản xuất. Ảnh: THÚY LIỄU

Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng là 16.000ha, trong đó, tôm thẻ chân trắng 13.470ha, tôm sú 2.530ha; ước sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đạt 35.500 tấn; diện tích tôm thiệt hại chiếm 1,8%. Giá tôm nguyên liệu tăng nhẹ, tôm thẻ chân trắng có size 20 - 80 con/kg có giá cao hơn so cùng kỳ năm trước, từ 24.000 - 32.000 đồng/kg, tôm cỡ còn lại giá không đổi.

Để hỗ trợ hộ nuôi tôm đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức 20 lớp tập huấn về bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm nước lợ; tổ chức đo mặn, kiềm, oxy hòa tan tại 28 điểm đầu nguồn trên địa bàn tỉnh. Từ đó kịp thời khuyến cáo đến hộ nuôi tôm về các chỉ số đo để hộ nắm biết, quản lý tôm nuôi hiệu quả hơn. Cùng với đó, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi tôm giảm chi phí trong mùa vụ nuôi và phòng tránh hiệu quả dịch bệnh đối với hộ nuôi tôm…

Tại hội nghị, GS. TS Trương Quốc Phú đã nêu một số loại bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ, trong đó đặc biệt là bệnh vi bào tử trùng, bệnh phân trắng (hội chứng phân trắng); cách nhận diện các bệnh trên và khuyến cáo hộ nuôi phòng, trị bệnh trên tôm.

Đại biểu đã đặt các câu hỏi đến diễn giả xung quanh các nội dung về việc tôm nuôi khoảng 10 - 15 ngày tuổi xảy ra hiện tượng tôm chết lai rai; cách phòng ngừa bệnh phân trắng hiệu quả; thời tiết phù hợp khi thả giống tôm nuôi; cách nuôi tôm giảm chi phí, tôm nuôi lớn nhanh; cách nhận biết bệnh vi bào tử trùng trên tôm khi mới khởi phát… Sau khi nghe các câu hỏi của hộ nuôi tôm, các diễn giả đã giải đáp đầy đủ các vấn đề hộ nuôi tôm đặt ra.

Đồng chí Đồ Văn Thừa - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, để mùa vụ nuôi tôm của bà con nông dân đạt năng suất, chất lượng và thành công, đơn vị sẽ tăng cường quản lý nuôi tôm theo khung lịch mùa vụ, thực hiện công tác quan trắc môi trường vùng nuôi, nhằm đưa ra khuyến cáo kỹ thuật và giải pháp kịp thời để đảm bảo diện tích nuôi phát triển tốt, hạn chế thiệt hại; tiếp tục triển khai tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh. Nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất giống thủy sản và các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư thủy sản…

THÚY LIỄU


Nguồn: https://baosoctrang.org.vn/tin-moi/202505/giai-phap-tiet-kiem-giam-chi-phi-san-xuat-va-phong-benh-tren-tom-c743804/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm