Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Lắk

Những năm gần đây, nông dân huyện Lắk đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk08/05/2025

Năm 2015, ông Hà Ngọc Bính (buôn Thái, xã Brông Krang) đã trồng xen 500 cây mắc ca trên diện tích 1 ha vườn cà phê theo mô hình trồng thí điểm cây mắc ca của Trạm Khuyến nông huyện Lắk. Sau 7 năm chăm sóc, cây bắt đầu cho trái, trung bình mỗi cây thu được 15 - 20 kg hạt tươi/vụ. Với mô hình này, mỗi năm, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng tiền bán các loại nông sản.

Theo ông Bính, chi phí đầu tư mắc ca khá thấp, mỗi năm chỉ tốn một khoản nhỏ để mua phân bón. Hơn nữa, khi trồng xen với cây cà phê, tán của cây mắc ca vừa chắn gió, vừa tạo bóng mát giúp cây cà phê phát triển, cho năng suất ổn định hơn.

Cây mắc ca giúp kinh tế của gia đình ông Hà Ngọc Bính (buôn Thái, xã Bông Krang, huyện Lắk) ổn định hơn.

Việc áp dụng cơ giới hóa, tưới tiết kiệm cũng đã góp phần thay đổi tư duy canh tác, nâng cao năng suất, thu nhập của nhiều hộ dân tại huyện Lắk, trong đó có hộ ông Nguyễn Duy Tuệ (tổ dân phố 4, thị trấn Liên Sơn). Ông Tuệ cho hay, nhận thấy cây thuốc lá là cây chịu hạn tốt, phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương nên tháng 10/2023, ông cùng một người bạn đầu tư thuê 10 ha đất lúa một vụ tại xã Bông Krang để trồng cây thuốc lá. Cùng với đó, ông đã liên kết với Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Phúc Thịnh (huyện Krông Bông) để được cung cấp giống và kỹ thuật chăm sóc cây thuốc lá. Sau 5 tháng trồng cây thuốc lá, ông Tuệ đã thu lãi 300 triệu đồng tiền bán lá thuốc lá khô.

Theo ông Trần Danh Hiệp, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp - Môi trường huyện Lắk, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ngoài việc tập trung sản xuất những cây trồng chủ lực như lúa, ngô, cà phê, huyện còn phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như mít Thái, sầu riêng, nhãn... nhằm tăng giá trị sản xuất trên một diện tích đất, hạn chế rủi ro về giá cả.

Cây thuốc lá giúp mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho diện tích đất lúa trồng một vụ tại xã Bông Krang (huyện Lắk).

Trong năm 2024, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Lắk đạt 3.161 tỷ đồng. Huyện cũng đã xây dựng được 3 vùng nguyên liệu sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ có diện tích 114,7 ha; chuyển đổi được 904,7 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, khó khăn về nước tưới sang trồng các loại cây khác như khoai lang, rau màu; hơn 5.512 ha cà phê, điều được người dân đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản và tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, từ năm 2021 - 2025 địa phương đã chú trọng xây dựng 71 hợp tác xã, tổ hợp tác và 44 trang trại trồng trọt, chăn nuôi; xây dựng được 5 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong huyện với người dân; phát triển được 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202505/hieu-qua-tu-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-tai-huyen-lak-8da1822/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm