Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.700 sản phẩm của hội viên nông dân được niêm yết lên các sàn thương mại điện tử với gần 43.000 giao dịch.
Giới thiệu nông sản trên sàn thương mại điện tử. |
Để tăng khả năng kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các cấp hội cũng đã phối hợp đào tạo kỹ năng số cho gần 260.000 nông hộ; hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, thiết lập mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đăng ký, bảo hộ thương hiệu hàng hoá nông sản, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm; tư vấn xây dựng thương hiệu cho 145 sản phẩm của nông dân đạt OCOP 3 sao trở lên; hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển 78 mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Đồng thời phối hợp tổ chức giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu của nông dân tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu địa phương; thành lập 10 cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh.
Việc triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là đưa sản phẩm của nông dân lên sàn thương mại điện tử đã góp phần quảng bá, kết nối thị trường cho các sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của các địa phương; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh để tránh tình trạng ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch; giúp nông dân giữ giá nông sản, tránh bị phụ thuộc vào thương lái, trung gian.
Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202505/ho-tro-tren-4600-nong-dan-ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu-0631753/
Bình luận (0)