TS. Ngô Thiện Thình thông tin về so sánh giá trị kinh tế từ các cây ăn trái với giá trị từ dừa sáp mang lại cho nông dân.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Dương Bảo Việt, Trưởng phòng Phòng Quản lý KHCN (Sở KHCN Trà Vinh); Trần Thanh Nhã, Phó ban Kinh tế - Xã hội (Hội Nông dân tỉnh); Phạm Văn Kha, Phó Trưởng phòng Phòng NN-MT huyện Cầu Kè cùng các diễn giả: GS.TS Sisunandar, chuyên gia dừa sáp (Trường Đại học Purworkerto - Indonesia); TS Ngô Thiện Thình, chuyên viên nông học - Công ty TNHH Growlab…
Nông dân Nguyễn Văn Xem, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè nêu những khó khăn khi tỷ lệ hao hụt trong quá trình trồng.
Tại hội thảo, TS Ngô Thiện Thình, chuyên viên nông học - Công ty TNHH Growlab trình bày những khó khăn, thuận lợi trong canh tác của một số cây trồng chủ lực của huyện Cầu Kè về giá trị mang lại so với cây dừa sáp. Tuy nhiên, thời gian qua, nông dân chủ yếu trồng từ giống dừa sáp truyền thống và chịu nhiều tác động của môi trường, thổ nhưỡng… từ đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sáp trên trái dừa sáp truyền thống, nên giá trị từ cây dừa sáp mang lại còn hạn chế (tỷ lệ sáp khoảng 20-25%).
Anh Cao Hoài Linh, xã An Phú Tân đặt câu hỏi về quy trình trồng và độ sáp trên cây giống dừa sáp cấy mô.
Từ thực tế về vùng dừa sáp của Cầu Kè, việc triển khai và đưa giống dừa sáp nuôi cấy mô sẽ góp phần giúp nông dân giảm chi phí đầu tư ban đầu (cây giống); hiện giá dừa sáp cấy mô giá giảm từ 30-50% so với dừa sáp cấy phôi. Ngoài ra, dừa sáp cấy mô có tính đồng nhất cao về chất lượng của cây giống, tạo chất sáp cao và ít chịu tác động của môi trường.
Công ty TNHH Growlab hiện đang triển khai quy trình sản xuất, cung ứng giống dừa sáp cấy mô. Với tỷ lệ sáp đặc chất lượng cao từ 80-100%; sau 04 năm trồng, năng suất trái đạt khoảng 100 trái/cây/năm và có độ đồng nhất cao.
Đại biểu tìm hiểu về giống dừa sáp cấy mô được sản xuất từ Công ty TNHH Grolab.
GS.TS Sisunandar, chia sẻ về kinh nghiệm trồng dừa sáp ở Indonesia cũng như ứng dụng quy trình trồng dừa sáp ở Cầu Kè; công nghệ hóa sinh trong chế xuất nguyên liệu dừa sáp…
Đối với những câu hỏi nông dân đặt ra với các diễn giả đã được trình bày và giải thích tại hội thảo. Qua hội thảo, nhiều nông dân đã nắm bắt được quy trình canh tác dừa cấy mô và định hướng trong phát triển, cải tạo và trồng mới vườn dừa cho gia đình trong thời gian tới.
GS.TS Sisunandar trình bày về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dừa sáp cấy mô.
Một số khuyến cáo từ GS.TS Sisunandar, phương pháp xuống giống: Tạo hố trồng có kích thước 60x60x60cm với khoảng cách giữa các hố trồng là 08x08m. Bón lót dưới đáy hố trồng bằng mùn hữu cơ hoặc phân bò hoai mục (khoảng 30kg/hố). Trộn 01kg phân lân (phosphate) vào đất trong hố; trộn 01kg phân dolomite vào đất trong hố. Để đất và phân nghỉ trong 01 tuần trước khi tiến hành trồng. Cây giống cần được để khô không tưới trong 01-02 ngày để bầu đất không quá ẩm. Không nên vùi gốc cây non dưới đất vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cây con. Đối với thời kỳ cây non, nên bổ sung khoảng 100g phân bón NPK/gốc sau mỗi 03 tháng và tăng dần theo độ tuổi của cây. Khi cây đạt 01 năm tuổi t, tăng NPK cần dùng lên 500g/góc Ngay sau khi xuống giống, cần phun đều toàn bộ cây với thuốc trị nấm SCORE 250EC 12 ml/l) và thuốc trị sâu rêp REGENT (3 m/l). Phun thuốc đều đặn mỗi tuần đến khi cây còn đạt 03 tháng tuổi.
|
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Nguồn: https://www.baotravinh.vn/nong-nghiep/hoi-thao-ky-thuat-canh-tac-dua-sap-hieu-qua-46121.html
Bình luận (0)