30 năm - một hành trình không đo bằng thời gian, mà bằng từng lớp học được thắp sáng, từng giấc mơ được chắp cánh, và từng con người vươn mình mạnh mẽ từ những lời đầu tiên bằng ngôn ngữ mới.
Hành trình ba thập kỷ ấy, lặng lẽ mà sâu sắc, là minh chứng cho niềm tin lớn: khi tri thức được truyền đi đúng cách, không chỉ một cá nhân mà cả một thành phố, một đất nước có thể chuyển mình.
Gieo trí tuệ giữa tiến trình đô thị hóa
ILA Nguyễn Cư Trinh, một trong những trung tâm đầu tiên của ILA tại TP.HCM những năm 2000
Năm 1995, TP.HCM chuyển mình bước vào giai đoạn đô thị hóa sâu rộng. Dân số tăng nhanh, kinh tế mở cửa, làn sóng hội nhập quốc tế mang đến những cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực có thể giao tiếp và làm việc bằng ngoại ngữ.
Trong bối cảnh đó, ILA ra đời. Không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh đang bùng nổ, ILA đặt mục tiêu xa hơn: góp phần xây dựng nền tảng năng lực toàn cầu cho người Việt, từ những viên gạch đầu tiên của tri thức và ngoại ngữ.
Tiếng Anh trở thành "chìa khóa" để người lao động tăng thu nhập, doanh nhân mở rộng thị trường, sinh viên chạm đến các học bổng quốc tế và cánh cửa tri thức toàn cầu. Và ILA - với vai trò người dẫn đường - đã âm thầm khơi mở hàng triệu hành trình như thế.
Tiếng Anh - lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế đô thị
Học sinh học cùng giáo viên nước ngoài
Trong lòng một đô thị dịch vụ như TP.HCM - nơi mỗi ngày đón làn sóng đầu tư và phát triển kinh tế tri thức, tiếng Anh trở thành năng lực thiết yếu, góp phần nâng cao hiệu suất công việc và khả năng kết nối toàn cầu.
Những lao động sử dụng thành thạo tiếng Anh có thể nhận mức thu nhập cao hơn 30-50% trong các ngành dịch vụ, xuất khẩu, công nghệ thông tin, logistics... Với học sinh - sinh viên, nền tảng tiếng Anh vững vàng chính là "hộ chiếu", mở ra cơ hội tiếp cận học bổng, trao đổi quốc tế và làm việc tại các tập đoàn quốc tế.
Góp phần vào tiến trình ấy, ILA đã và đang trở thành đơn vị tiên phong trong việc chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam. Sau gần ba thập niên, hơn 1 triệu học sinh đã tin chọn ILA là nơi bắt đầu hành trình phát triển bản thân. Với hơn 50.000 chứng chỉ quốc tế Cambridge, cùng 35.000 học sinh đã vươn ra thế giới qua các chương trình du học, ILA tự hào không chỉ đào tạo kỹ năng ngôn ngữ, mà đang cùng người Việt tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong một nền kinh tế đô thị ngày càng toàn cầu hóa.
Đào tạo ngoại ngữ là đầu tư vào chất lượng sống đô thị
Không gian ILA hiện nay
Giữa bối cảnh hội nhập, việc học ngoại ngữ không chỉ là mục tiêu cá nhân mà còn là chiến lược phát triển bền vững của cộng đồng đô thị. ILA hiểu rằng tiếng Anh không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là nền tảng để xây dựng tư duy độc lập, phản biện, sáng tạo - những năng lực thiết yếu để thích nghi với môi trường đô thị hiện đại, đa chiều và cạnh tranh cao. Mỗi bài học không chỉ truyền đạt ngôn ngữ, mà còn mở ra cho học sinh cách tiếp cận thế giới một cách tự tin và chủ động.
ILA Thích Quảng Đức - Nha Trang - hiện nay
Nhiều học sinh trưởng thành từ các lớp học của ILA, giờ đây đã là những nhà sáng lập doanh nghiệp, chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, giáo dục; là những nhân sự nòng cốt trong các công ty đa quốc gia.
Tiếng Anh, ở một tầng sâu hơn, không chỉ nâng bước cá nhân, mà còn góp phần kiến tạo một lực lượng lao động chất lượng cao - những con người mang trong mình tư duy toàn cầu và trái tim gắn bó với thành phố. Đó cũng chính là cách ILA âm thầm góp phần nâng cao chất lượng sống đô thị, bằng con đường dài hơi của giáo dục.
Đô thị văn minh cần giáo dục khai phóng
Giáo viên nước ngoài của ILA dạy tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Một thành phố phát triển không chỉ được đo bằng tốc độ tăng trưởng hay những tòa nhà cao tầng, mà còn ở chiều sâu của văn hóa, giáo dục và trách nhiệm xã hội.
Với ILA, giáo dục vượt khỏi phạm vi lớp học. Những chương trình như hùng biện tiếng Anh Speak Up - nơi học sinh tự tin chia sẻ quan điểm; các dự án tặng cầu dân sinh cho vùng khó khăn như xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; hay hoạt động hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại các điểm trường vùng cao như Trường Phổ thông Dân tộc Tiểu học Ngam La, huyện Yên Minh, Hà Giang… là minh chứng cho một triết lý giáo dục khai phóng: học để trưởng thành, học để sống có ích.
Bằng cách nuôi dưỡng thế hệ công dân có kiến thức, kỹ năng, sống tử tế, biết sẻ chia và dấn thân vì cộng đồng, ILA đang góp phần vun đắp cho TP.HCM một nền tảng công dân mới - không chỉ giỏi hội nhập, mà còn có trách nhiệm gìn giữ giá trị nhân văn giữa dòng chảy phát triển.
Trong kỷ nguyên đô thị toàn cầu, tiếng Anh không còn là một môn học, mà là nền tảng phát triển cá nhân, thúc đẩy kinh tế và nuôi dưỡng một xã hội văn minh, hội nhập.
30 năm đồng hành cùng TP.HCM, ILA tự hào đã chắp cánh hành trình ngôn ngữ cho hơn một triệu người Việt - những công dân toàn cầu mang trong mình sự tự tin, bản lĩnh và khát vọng kiến tạo tương lai không chỉ cho chính mình, mà còn cho thành phố mà họ gắn bó.
Nguồn: https://thanhnien.vn/ila-30-nam-gieo-hat-tri-tue-giua-long-thanh-pho-tre-185250514213253419.htm
Bình luận (0)