Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khám phá 3 Di sản Văn hoá thế giới khi của Đà Nẵng mới

Từ tháng 7/2025, thành phố Đà Nẵng chính thức mở rộng địa giới hành chính khi sáp nhập cùng tỉnh Quảng Nam. Đây được xem là một bước ngoặt mang tính chiến lược, không chỉ giúp gia tăng quy mô mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch bền vững với ba di sản thế giới nằm trong cùng một địa phương. Sự giao thoa giữa vẻ hiện đại của một thành phố biển năng động, sự cổ kính của Hội An và nét huyền bí từ Thánh địa Mỹ Sơn đã tạo nên bức tranh tổng thể hấp dẫn cho ngành du lịch. Cùng khám phá những di sản Văn hoá ở Đà Nẵng – nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc, văn hoá và lịch sử – trong bài viết dưới đây.

Việt NamViệt Nam09/07/2025

1. Phố cổ Hội An

Góc "From Hoi An with love" nổi tiếng giới trẻ (Nguồn hình: Sưu tầm)

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999, Phố cổ Hội An là một viên ngọc kiến trúc mang đậm dấu ấn giao thoa văn hóa Á – Âu, đồng thời là một trong những di sản văn hoá ở Đà Nẵng (sau khi sáp nhập tỉnh Quảng Nam từ ngày 1/7/2025). Tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, Hội An cuốn hút du khách bằng vẻ đẹp tĩnh lặng, cổ kính và đầy chất thơ, hiếm nơi nào gìn giữ được nguyên vẹn đến vậy.

Dạo bước trên những con đường lát đá rêu phong, giữa những bức tường vàng nhuốm màu nắng và thời gian, du khách như lạc vào không gian của thế kỷ 17–19. Quần thể phố cổ gồm hơn 1.360 di tích: nhà cổ, hội quán, miếu mạo, trong đó nổi bật là Chùa Cầu – biểu tượng đặc trưng của Hội An với kiến trúc Nhật Bản giao thoa cùng văn hóa Việt – Hoa. Mỗi góc phố, mái ngói, hàng hiên đều kể lại một phần lịch sử thương cảng từng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á.

Khám phá Hội An là hành trình đánh thức mọi giác quan: thong dong đạp xe xuyên qua làng quê yên bình, ngồi thuyền ngắm hoàng hôn trên sông Hoài, hay hòa mình vào lễ hội đêm rực rỡ ánh đèn lồng. Không đơn thuần là điểm đến du lịch, Hội An còn là nơi lưu giữ chiều sâu ký ức – nơi quá khứ và hiện tại song hành trong từng bước chân người lữ khách.

>>> Tham khảo tour du lịch Đà Nẵng mùa hè 2025 <<<
1. Đà Nẵng - Phố cổ Hội An - KDL Bà Nà - Cầu Vàng - Vườn Tượng Apec - Cầu Tình yêu 
2. Đà Nẵng - Động Phong Nha - La Vang - Huế - Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Đà Nẵng 

 

2. Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn - Dấu tích của một thời đại (Nguồn hình: Sưu tầm)

Nằm cách phố cổ Hội An khoảng 40km về phía Tây, Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hoá ở Đà Nẵng đặc biệt nổi bật sau khi Quảng Nam sáp nhập vào thành phố từ ngày 1/7/2025. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999, nơi đây từng là trung tâm tín ngưỡng và chính trị quan trọng của Vương quốc Chăm Pa cổ đại, mang giá trị lịch sử – kiến trúc – tôn giáo vô cùng to lớn.

Giữa thung lũng được bao bọc bởi núi non trùng điệp, Mỹ Sơn hiện lên với quần thể hơn 70 đền tháp bằng gạch nung, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, thể hiện kỹ thuật kiến trúc độc đáo và tín ngưỡng Ấn Độ giáo của người Chăm. Mỗi ngôi đền mang hình dáng và chức năng riêng, tạo nên một hệ thống không gian thiêng liêng với chiều sâu văn hoá khó nơi nào sánh kịp.

Không chỉ là điểm đến khảo cổ hấp dẫn, Mỹ Sơn còn là nơi để du khách tìm hiểu sâu về văn hoá Chăm Pa qua các nghi lễ, biểu tượng điêu khắc, và huyền thoại được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là mảnh ghép không thể thiếu trong hành trình khám phá các giá trị văn hoá lịch sử miền Trung, đồng thời góp phần làm nên bản sắc đặc trưng của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.
 

3. Ma Nhai Ngũ Hành Sơn

Độc đáo Ma Nhai - Ngũ Hành Sơn (Nguồn hình: Sưu tầm)

Dù là "tân binh" trong tam giác di sản nổi bật nhất miền Trung, Ma nhai Ngũ Hành Sơn vẫn là một di sản văn hoá ở Đà Nẵng mang giá trị đặc biệt. Vào năm 2022, UNESCO đã chính thức ghi danh Ma nhai vào chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, công nhận đây là một trong những di sản tư liệu độc đáo nhất Việt Nam. Không gian lưu giữ di sản không nằm trong bảo tàng, mà hiện diện ngay trên các vách đá tự nhiên thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn – một “thư viện đá” sống động giữa lòng thành phố.

"Ma nhai" là thuật ngữ dùng để chỉ các văn bản được khắc trực tiếp lên đá. Tại Ngũ Hành Sơn, hiện có 78 văn bản cổ được khắc bằng chữ Hán và chữ Nôm, với nội dung phong phú từ văn chương triều Nguyễn, thi kệ Phật giáo đến những ghi chép của tầng lớp trí thức và cao tăng qua các thế kỷ. Các văn bia này có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, phản ánh chân thực bối cảnh văn hóa – lịch sử kéo dài hàng trăm năm trên mảnh đất linh thiêng này.

Sau khi sáp nhập Quảng Nam vào tháng 7/2025, thành phố Đà Nẵng sở hữu trọn vẹn ba điểm đến đỉnh cao: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Ma nhai Ngũ Hành Sơn, tạo nên một đô thị di sản có quy mô và chiều sâu hiếm thấy. Sự hội tụ này không chỉ nâng tầm giá trị văn hoá vùng duyên hải miền Trung, mà còn mở ra tiềm năng phát triển các tour du lịch di sản liên tuyến, đưa du khách từ những con phố rêu phong, đến tháp Chăm huyền bí, và kết thúc bằng hành trình chiêm nghiệm tri thức trên đá – tất cả trong một chặng khám phá duy nhất.

Để biết thêm thông tin về chương trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
VIETRAVEL
190 Pasteur, Phường Xuân Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: (028) 3822 8898 - Hotline: 1900 1839
Fanpage: https://www.facebook.com/vietravel
Website: www.travel.com.vn

Nguồn hình: Sưu tầm và tổng hợp
@camnangdulich #camnangdulich

Nguồn: https://www.vietravel.com/vn/am-thuc-kham-pha/kham-pha-3-di-san-van-hoa-the-gioi-khi-cua-da-nang-moi-v17521.aspx


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy
Loại trà đắt đỏ nhất Hà Nội, giá hơn 10 triệu đồng/kg được chế biến thế nào?
Hương vị miền sông nước
Bình minh đẹp rực rỡ trên các vùng biển Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm