Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khẳng định văn hóa là một thành tố cốt lõi của hạ tầng phát triển

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, những điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch nếu được thông qua, sẽ góp phần nâng tầm quy hoạch văn hóa từ "một phần việc phụ" thành một trụ cột quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển địa phương và quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch11/05/2025

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch là một dự thảo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà còn với lĩnh vực văn hóa – nơi cần một tầm nhìn quy hoạch dài hạn, thống nhất và có chiều sâu.

Đại biểu cho rằng, một trong những điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận của dự thảo lần này là đã nhấn mạnh vai trò của quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, trong đó bao gồm cả lĩnh vực văn hóa – điều mà trước đây còn mờ nhạt. Việc khẳng định văn hóa là một lĩnh vực cần quy hoạch riêng biệt, có hệ tiêu chí cụ thể, sẽ giúp các địa phương chủ động hơn trong phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, quy hoạch không gian sáng tạo, bảo tồn di sản, tổ chức lễ hội, phát triển du lịch văn hóa, v.v.

Đặc biệt, tại Điều 27 về nội dung quy hoạch tỉnh, dự thảo đã lần đầu tiên đưa thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch vào phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp phân bổ rõ ràng nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, mà còn khẳng định văn hóa là một thành tố cốt lõi của hạ tầng phát triển – một quan điểm tiến bộ phù hợp với tinh thần của Đảng trong các văn kiện gần đây: "Phát triển văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".

Bên cạnh đó, quy định mới về quy hoạch vùng yêu cầu xác định rõ phương hướng phát triển các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật – xã hội, trong đó bao gồm các hành lang văn hóa, khu du lịch di sản, không gian bảo tồn bản sắc vùng miền. Nhờ vậy, các vùng văn hóa đặc thù như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng… sẽ có điều kiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo, phục vụ phát triển kinh tế vùng gắn với du lịch bền vững.

Khẳng định văn hóa là một thành tố cốt lõi của hạ tầng phát triển - Ảnh 1.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, dự thảo Luật cũng cho thấy tư duy liên kết và tích hợp, khi cho phép quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh được lập đồng thời, điều chỉnh kịp thời khi có sự sắp xếp đơn vị hành chính. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay – khi nhiều địa phương đang thực hiện tái cấu trúc hành chính.

Việc bảo đảm tính kế thừa và không làm gián đoạn các quy hoạch văn hóa trước đây sẽ giúp giữ gìn bản sắc, tên gọi, ký ức văn hóa của cộng đồng, tránh tình trạng "phá vỡ" vùng văn hóa truyền thống do xáo trộn địa giới.

Một điểm tiến bộ khác là trong quy trình xây dựng và thẩm định quy hoạch, dự thảo đã mở rộng cơ chế tham vấn xã hội, lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức nghề nghiệp. Với lĩnh vực văn hóa, điều này rất thiết thực.

  • Hai Quy hoạch quốc gia về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ sở pháp lý quý giá và quan trọng

    Hai Quy hoạch quốc gia về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ sở pháp lý quý giá và quan trọng

Các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhà sử học, các tổ chức xã hội về bảo tồn di sản, phát triển sáng tạo văn hóa… có thể được tham gia sâu hơn, đảm bảo quy hoạch không chỉ đúng luật, đúng kỹ thuật, mà còn có chiều sâu nhân văn, lịch sử và phù hợp với nhu cầu cộng đồng.

Cũng theo đại biểu, không chỉ quy hoạch "vĩ mô", dự thảo cũng điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên, không gian biển, đất quốc phòng - an ninh… theo hướng có phân vùng, có dự báo tác động phát triển và lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường, cảnh quan, không gian văn hóa. Điều này tạo ra khuôn khổ để bảo vệ di sản, danh lam thắng cảnh, không gian văn hóa cộng đồng khỏi bị lấn át bởi các công trình hiện đại hóa thiếu kiểm soát.

"Trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn mới, chúng ta không thể phát triển bền vững nếu không đặt văn hóa vào vị trí trung tâm của quy hoạch phát triển. Những điều chỉnh trong dự thảo lần này, nếu được thông qua, sẽ góp phần nâng tầm quy hoạch văn hóa từ "một phần việc phụ" thành một trụ cột quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển địa phương và quốc gia.

Tôi ủng hộ thông qua Dự thảo Luật, đồng thời kiến nghị Chính phủ khi ban hành các văn bản hướng dẫn cần cụ thể hóa rõ ràng danh mục quy hoạch ngành văn hóa, thiết chế văn hóa, du lịch văn hóa, không gian sáng tạo, khu di sản… để các địa phương có cơ sở triển khai đồng bộ, đúng định hướng", đại biểu kiến nghị.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/khang-dinh-van-hoa-la-mot-thanh-to-cot-loi-cua-ha-tang-phat-trien-2025051016543836.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Say đắm sắc xanh mùa lúa non ở Pù Luông
 Mê cung xanh rừng Sác
Nhiều bãi biển ở Phan Thiết rợp cánh diều gây ấn tượng cho du khách
Lễ duyệt binh Nga: Những góc quay 'tuyệt đối điện ảnh' khiến người xem sửng sốt

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm