Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khẳng định vị thế trong nền kinh tế

Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân, trong những năm qua, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển.

Báo Đắk LắkBáo Đắk Lắk02/04/2025

Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, công tác hỗ trợ doanh nghiệp (DN) luôn được Chính phủ và các địa phương chú trọng thực hiện.

Trong nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển DN, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà Trung ương đã ban hành, nổi bật phải kể đến Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 09) và Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết số 10).

Thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Gần đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 41). Để thực hiện nghị quyết này, ngày 9/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ với những mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai. Bộ Tài chính cũng đã ban hành kế hoạch để triển khai Nghị quyết số 41.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã đưa ra các Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, trong đó, DN được tạo nhiều điều kiện hỗ trợ thuận lợi, giảm bớt khó khăn để sớm quay trở lại đà phục hồi, tăng trưởng.

Đối với tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua tỉnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là công tác cải cách hành chính nhằm hỗ trợ DN, nhà đầu tư rút ngắn thời gian gia nhập thị trường, cắt giảm chi phí cho DN. Đồng thời, tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh.

 

Một nền kinh tế vững mạnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà phải dựa trên nội lực vững chắc của DN tư nhân. Khi khu vực này thực sự trở thành động lực chính, đóng góp khoảng 70% GDP vào năm 2030, Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045".

 
Tổng Bí thư Tô Lâm

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ giảm chi phí cho DN, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước; khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước; hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong DN… được triển khai quyết liệt, đồng bộ đã tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định vai trò to lớn của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.

Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 với mức trên 5.000 USD/người/năm.

Thành công này có sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới, kinh tế tư nhân chỉ giữ vai trò thứ yếu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thì trong hai thập niên trở lại đây, nhất là khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09 và Trung ương ban hành Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế này đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Công nhân vận hành dây chuyền tự động tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung (phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột).

Điều đáng chú ý là khu vực kinh tế tư nhân hiện nay không chỉ giữ vai trò bổ trợ mà đã thực sự trở thành một trụ cột chính của nền kinh tế. Theo thống kê, với gần 1 triệu DN, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực này đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, trong khu vực kinh tế tư nhân, các DN nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã đang ngày càng khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của mình.

Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202504/khang-dinh-vi-the-trong-nen-kinh-te-a941d53/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm