Theo đó mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, có 95% người trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; 100% người điều khiển phương tiện giao thông được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; 100% cơ sở giáo dục thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên; 95% cơ sở kinh doanh rượu, bia và 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Lực lượng Cảnh sát giao thông tặng mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn, lồng ghép truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia. |
Để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đề ra 4 giải pháp chính, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia; Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho người tham gia công tác truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia từ tuyến tỉnh đến cơ sở và triển khai các hình thức truyền thông hiệu quả, phù hợp.
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực. Trong đó Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh - Truyền hình Đắk Lắk, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng tin, bài, phóng sự, chuyên mục tuyên truyền công tác phòng, chống tác hại của rượu bia, tăng cường thời lượng, dung lượng phát sóng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.
Nguồn: https://baodaklak.vn/xa-hoi/202504/trien-khai-thuc-hien-de-an-truyen-thong-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-4a9080e/
Bình luận (0)