Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khảo sát việc thực hiện Nghị quyết 18 tại Tuy Phong

BTO-Ngày 14/5, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND tỉnh) do bà Thanh Thị Kỷ - Trưởng ban làm trưởng đoàn cùng một số đơn vị, địa phương liên quan đã có cuộc khảo sát tại xã Phan Dũng và Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Tuy Phong.

Báo Bình ThuậnBáo Bình Thuận15/05/2025

Nội dung khảo sát về kết quả thực hiện Nghị quyết số 18/2022/NQ - HĐND ngày 18/11/2022 (Nghị quyết 18) của HĐND tỉnh (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 10/11/2023 của HĐND tỉnh) về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2030.

d2a10537875b32056b4a.jpg
Đoàn khảo sát làm việc với BQL RPH Tuy Phong.
b65e5fcfdda368fd31b2.jpg
Đoàn khảo sát làm việc tại chốt bảo vệ rừng.

Cụ thể, đoàn khảo sát đã làm việc với BQLRPH Tuy Phong và làm việc tại các chốt rừng do các hộ đồng bào DTTS nhận giao khoán thuộc xã Phan Dũng. Theo đó, đơn cử trong năm 2024, tổng diện tích rừng khoán cho đồng bào DTTS trên 4.000 ha, thuộc đối tượng rừng sản xuất. Các đối tượng được hỗ trợ là đồng bào dân tộc Rắc Lây với số hộ tham gia khoán bảo vệ rừng theo Nghị quyết 18 là 135 hộ. Các hộ nhận khoán phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng như chặt phá rừng, đốt than, phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm rừng. Đồng thời, chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng…

b12571a1f3cd46931fdc.jpg
Khảo sát tại khu vực rừng Phan Dũng.

Qua công tác giao nhận khoán bảo vệ rừng, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng, săn bắt động vật trong diện tích nhận khoán giảm đáng kể. Đa số các hộ nhận khoán đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Cùng với đó, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình tại địa phương, từng bước giải quyết khó khăn cho hộ đồng bào DTTS. Tuy nhiên, theo BQL RPH Tuy Phong, do địa bàn hoạt động quá rộng, địa hình phức tạp, nên việc tuần tra, kiểm tra rừng của hộ nhận khoán còn nhiều khó khăn. Mức khoán bảo vệ rừng còn thấp, diện tích rừng khoán đến hộ không quá 30 ha/hộ, tiền khoán bảo vệ rừng 300.000 đồng/ha/năm…Vì vậy, tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của HĐND tỉnh, các hộ nhận khoán kiến nghị được cấp trên tiếp tục cấp kinh phí để tổ chức khoán bảo vệ rừng cho đồng bào DTTS ổn định lâu dài; nâng hạn mức khoán diện tích đến hộ nhận khoán…

6fd2bab030dc8582dccd.jpg
Đoàn làm việc với UBND xã Phan Dũng và các hộ dân.
b8b58ade00b2b5ececa3.jpg
Các hộ dân hưởng chính sách từ Nghị quyết 18.

Chiều cùng ngày, Đoàn khảo sát làm việc với UBND xã Phan Dũng và một số hộ dân hưởng lợi từ Nghị quyết 18. Hàng năm, địa phương phối hợp với Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh tổ chức rà soát danh sách hộ dân có diện tích đất nông nghiệp như lúa, bắp có đủ điều kiện để đầu tư ứng trước về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời tập huấn cho các hộ tham gia đầu tư ứng trước với định mức đầu tư cho 62,9 ha/94 hộ và hợp đồng 3 vụ/năm. Tại buổi làm việc với đoàn khảo sát, các hộ dân thực hiện chính sách đầu tư ứng trước đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi khi được nhà nước quan tâm, hỗ trợ trong sản xuất để cải thiện cuộc sống. Mặt khác, cho biết bà con vẫn còn một số khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, sâu bệnh trên cây trồng dẫn đến năng suất, sản lượng chưa cao. Mặt khác, giá cả thị trường trồi sụt, giá bán thấp so với mức đầu tư nên nhiều hộ không có lãi…

3c462d21204e9510cc5f.jpg
Khảo sát tại đồng lúa được đầu tư ứng trước tại xã Phan Dũng.

Sau khi nghe các ý kiến và khảo sát thực tế, bà Thanh Thị Kỷ - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh cho biết, thông qua giám sát, khảo sát, đoàn sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 18. Từ đó, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn để đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục để việc thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả và đúng quy định. Lãnh đạo Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng đề xuất các hộ đồng bào DTTS xã Phan Dũng cần mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi các giống lúa mới kháng sâu bệnh để đạt hiệu quả cao hơn.

xa-phan-dung-.jpg
Một góc xã Phan Dũng.

Được biết, Phan Dũng là xã loại 1 thuộc vùng dân tộc và miền núi, dân tộc Rắc Lây chiếm đa số. Toàn xã có 240 hộ với 997 khẩu (trong đó có 57 hộ nghèo và 56 hộ cận nghèo). Bà con chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi và trợ cấp khoán bảo vệ rừng nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/khao-sat-viec-thuc-hien-nghi-quyet-18-tai-tuy-phong-130205.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm