Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng lão tướng S-200

Theo War Zone, hệ thống tên lửa đất đối không S-200 bí ẩn của Ukraine được cho có liên quan đến một số vụ bắn hạ máy bay Nga nghiêm trọng.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống15/05/2025

1-720.png
Lần đầu tiên, Ukraine công bố một đoạn video cho thấy, nước này sử dụng tên lửa đất đối không tầm xa S-200 (tên gọi khác là SA-5 Gammon) từ thời Liên Xô cũ. Ảnh: @GUR.
2-7556.png
Đoạn clip này được công bố bởi Tổng cục Tình báo (GUR) của Bộ Quốc phòng Ukraine. Được quay tại một địa điểm không được tiết lộ, đoạn video cho thấy, tên lửa được đưa vào vị trí trước khi phóng đi từ bệ phóng S-200 cố định ở đâu đó trên bờ Biển Đen. Ảnh: @GUR.
3-7907.png
Không rõ đoạn clip được quay vào thời điểm nào, nhưng chi tiết các tán cây trơ trọi cho thấy, nó được quay vào thời điểm nào đó trong mùa thu, mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Ảnh: @GUR.
4-2059.png
Là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, S-200 lần đầu tiên được Liên Xô đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1960. Vào thời điểm đó, hệ thống này được dùng để bắn hạ máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay cao của Mỹ. Ảnh: @GUR.
5-5656.png
Thông thường, mỗi hệ thống S-200 được triển khai trong các khẩu đội được hỗ trợ bởi một radar giám sát tầm xa, một radar tìm kiếm và thu thập mục tiêu, một radar dẫn đường tên lửa và nhiều thành phần hỗ trợ khác. Nhưng trong video của Tổng cục Tình báo (GUR) của Bộ Quốc phòng Ukraine, chỉ có tên lửa và bệ phóng của chúng là có thể được nhìn thấy. Ảnh: @GUR.
6-8191.png
Những tên lửa này thuộc dòng 5V28 và mỗi tên lửa dài khoảng 10m, đường kính gần 86 cm, có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi tối đa lên tới 300 km. Trong biên chế của Liên Xô, tên lửa 5V28 có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân kích nổ bằng lệnh, nhưng trong tay Ukraine, những tên lửa này chỉ được trang bị đầu đạn thông thường nặng 217 kg, có tích hợp ngòi nổ cận đích. Ảnh: @GUR.
7-1253.png
Trước cuộc xung đột hiện tại với Nga, S-200 được biết đến nhiều nhất trong biên chế quân đội Ukraine, sau sự cố đầy tai tiếng vào tháng 10 năm 2001, khi một tên lửa lạc từ hệ thống này đã bắn hạ một máy bay chở khách của Nga trên Biển Đen trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: @GUR.
8-8331.png
Đến năm 2010, có báo cáo cho rằng, Ukraine chỉ còn bốn khẩu đội S-200 vẫn hoạt động, 12 khẩu đội S-200 khác đã không còn hoạt động. Các báo cáo sau đó cho thấy, S-200 đã bị loại khỏi biên chế quân đội Ukraine hoàn toàn vào năm 2013. Ảnh: @GUR.
9-7556.png
Tuy nhiên, có vẻ như nhu cầu từ cuộc chiến sự với Nga đã buộc Ukraine phải kích hoạt lại các khẩu đội S-200 này. Bằng chứng đầu tiên về việc Ukraine sử dụng S-200 sau tháng 2 năm 2022 đến từ các báo cáo của Nga. Các báo cáo của Nga từ mùa hè năm 2023 cho thấy, tên lửa thuộc hệ thống S-200 đã được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ ở các khu vực hậu phương của Nga trong Ukraine và ở chính nước Nga. Ảnh: @GUR.
10-3808.png
Một đoạn video xuất hiện cùng thời điểm này cho thấy, một tên lửa trông rất giống tên lửa thuộc hệ thống S-200 phóng đi, rồi lao xuống gần như theo phương thẳng đứng vào một mục tiêu, được cho là ở vùng Bryansk phía tây nước Nga, giáp với Ukraine. Ảnh: @GUR.
11.png
Một đoạn video khác từ camera giám sát địa phương, xuất hiện trong cùng thời điểm này cho thấy, một tên lửa trông giống tên lửa 5V28 từ một hệ thống S-200 lao thẳng xuống một mục tiêu — được cho là một xưởng cưa — tại khu định cư Bytosh, cũng ở vùng Bryansk. Năm 2023, Nga cũng có báo cáo về việc Ukraine sử dụng S-200 để tấn công Căn cứ Không quân Morozovsk ở khu vực Rostov. Ảnh: @ Missile Threat - CSIS.
12.png
Một số báo cáo khác cho rằng, S-200 cũng được giao nhiệm vụ tấn công Cầu Kerch quan trọng, nối Nga với Crimea do Nga chiếm đóng. Cũng trong mùa hè năm 2023, phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin về một nỗ lực tấn công vào cây cầu bằng hệ thống S-200 này. Ảnh: @Army Recognition.
13.jpg
Mặc dù chưa bao giờ rõ, chính xác liệu Ukraine có bao nhiêu hệ thống S-200, nhưng theo các nhà chức trách Ukraine, hệ thống này được cho là đã được sử dụng cho mục đích phòng không ban đầu và đạt được một số kết quả ấn tượng. Ảnh: @Flickr.
14.png
Vào tháng 4 năm 2024, Trung tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu GUR, đã tiết lộ độc quyền với tờ The War Zone rằng, một hệ thống S-200 đã được sử dụng để bắn hạ một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire-C của Nga bị rơi tại lãnh thổ Stavropol ở miền nam nước Nga. Bộ Quốc phòng Anh sau đó cho biết, "gần như chắc chắn" rằng, một hệ thống S-200 đã được dùng để bắn hạ Tu-22M3. Ảnh: @GUR.
15.png
Cùng thời điểm với tuyên bố về Tu-22M3, GUR cho biết, Ukraine đã sử dụng hệ thống S-200 để bắn hạ một máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không A-50 Mainstay của Nga. Ảnh: @GUR.
16.png
Mặc dù đã cũ về mặt lý thuyết, nhưng S-200 vẫn có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa hơn nhiều. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Ukraine đã xác nhận với The War Zone rằng, Ukraine đã nhận được sự giúp đỡ từ các đối tác đồng minh để thiết kế một hệ thống dẫn đường cực kỳ tân tiến được cập nhật cho hệ thống S-200 này. "Bản thân S-200 cùng tên lửa là một hệ thống có tính cơ động tốt, vì vậy nếu được cung cấp thêm hệ thống dẫn đường tân tiến, phù hợp thì đây rõ ràng là một vũ khí khá hiện đại", vị quan chức này nói thêm. Ảnh: @EurAsian Times.
17.jpg
Có thể thấy, với nhu cầu không ngừng nghỉ của Ukraine đối với các hệ thống phòng không, việc tái kích hoạt sử dụng một số hệ thống S-200 của nước này để củng cố các hệ thống tên lửa đất đối không cũ của mình là điều hợp lý. Rõ ràng, S-200 lạc hậu hơn nhiều so với các hệ thống phòng không mặt đất hiện đại, nhưng phạm vi hoạt động rất xa của nó đảm bảo rằng, nó có ích trong các tình huống cụ thể. Ảnh: @BBC News.

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/kho-ten-lua-trong-tron-ukraine-tai-su-dung-lao-tuong-s-200-post1541602.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nước đổ
Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm