Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kiến nghị bỏ sổ hồng giấy, xem lại cách tính tiền sử dụng đất

(NLĐO)- Việc số hóa sổ hồng không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính mà còn bảo đảm minh bạch, chính xác trong quản lý đất đai

Người Lao ĐộngNgười Lao Động26/05/2025

Ngày 26-5, Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường có văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thành ủy TP HCM về việc số hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, việc số hóa sổ hồng sẽ tạo nền tảng dữ liệu đất đai thống nhất, hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, thu thuế bất động sản, đồng thời ngăn chặn tình trạng làm giả giấy tờ.

Cụ thể, Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường đề xuất tích hợp thông tin thửa đất và tờ bản đồ vào mã định danh công dân của người sở hữu. Giải pháp này phù hợp với Luật Đất đai 2024 về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cũng như định hướng tại Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về chuyển đổi số quốc gia.

Việc số hóa sổ hồng, theo Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính mà còn bảo đảm minh bạch, chính xác trong quản lý đất đai, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược trong kỷ nguyên số.

Kiến nghị số hóa sổ hồng - Ảnh 1.

Việc số hóa sổ hồng, theo Viện, không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính mà còn bảo đảm minh bạch, chính xác trong quản lý đất đai

Bên cạnh đó, Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường kiến nghị điều chỉnh một số nội dung tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP, nhằm bảo đảm chính sách pháp luật thống nhất, phù hợp với Nghị quyết 66 năm 2025.

Theo Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, cách tính tiền sử dụng đất trong Điều 8 của Nghị định 103, khi hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, đã khiến chi phí tăng gấp hàng chục lần so với trước đây. Điều này gây tâm lý lo ngại, làm giảm số lượng hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Có nơi, mức chi phí tăng gần 20 lần so với quy định cũ.

Ngoài ra, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định 103 còn được xem là thiếu nhất quán, do không áp dụng tỉ lệ phần trăm trong hệ số K hoặc Kn, dẫn đến khó khăn trong tính toán và thực hiện. Tình trạng này khiến việc thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất trong quý IV/2024 và quý I/2025 gần như đình trệ, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số và sự phát triển của kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68.

Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường kiến nghị Chính phủ đánh giá lại Nghị định 103 một cách toàn diện, xem xét các hệ lụy thực tế và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của người dân. 

Nguồn: https://nld.com.vn/kien-nghi-bo-so-hong-giay-xem-lai-cach-tinh-tien-su-dung-dat-196250526161141053.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm