Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Kính áp tròng siêu thị lực mới cho phép mắt người nhìn thấy ánh sáng cận hồng ngoại

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát triển thành công kính áp tròng cho phép con người nhìn thấy ánh sáng cận hồng ngoại. Đây là bước đột phá có khả năng thay đổi các kỹ thuật hình ảnh y học và hỗ trợ thị giác.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế24/05/2025

Kính áp tròng siêu thị lực mới cho phép mắt người nhìn thấy ánh sáng cận hồng ngoại
Loại hình áp tròng mới này có thể được ứng dụng vào lĩnh vực hình ảnh y học, an ninh thông tin, hoạt động cứu hộ và điều trị bệnh mù màu. (Nguồn: The Guardian)

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell ngày 22/5, các nhà khoa học đã kết hợp khoa học về thần kinh thị giác với các nguyên tố đất hiếm nhằm tạo ra loại kính trong suốt, có thể đeo được và có khả năng chuyển ánh sáng hồng ngoại vô hình thành hình ảnh hữu hình.

Mắt thường của con người chỉ có thể nhìn thấy được ánh sáng có bước sóng từ 400-700 nanomet, do đó bỏ lỡ phần lớn thông tin từ tự nhiên. Với bước sóng từ 700-2.500 nanomet, ánh sáng cận hồng ngoại có khả năng vượt trội, đi xuyên qua mô sinh học với tổn thương bức xạ tối thiểu.

Tin liên quan
Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển bền vững

Vì vậy, nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Phúc Đán và Trường Đại học Y Massachusetts đã tạo ra các nguyên tố đất hiếm có khả năng chuyển 3 bước sóng hồng ngoại khác nhau thành ánh sáng đỏ, xanh lục và lam có thể nhìn thấy được.

Trước đây, các nhà khoa học trong nhóm đã phát triển vật liệu nano mà khi tiêm vào võng mạc động vật có thể cho phép động vật có vú nhìn thấy ánh sáng cận hồng ngoại một cách tự nhiên.

Do điều này không khả thi với võng mạc của con người, nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm giải pháp thay thế có thể đeo được và không xâm lấn là sử dụng kính áp tròng mềm.

Theo đó, nhóm đã điều chỉnh bề mặt của các hạt nano đất hiếm để chúng có thể phân tán trong dung dịch polyme và cuối cùng chế tạo ra kính áp tròng có độ trong suốt cao. Thử nghiệm cho thấy, các tình nguyện viên đeo kính áp tròng có thể xác định các hình ảnh hồng ngoại và thậm chí phân biệt được 3 màu ánh sáng hồng ngoại khác nhau, về cơ bản mở rộng quang phổ bức xạ điện từ của con người vượt ra ngoài giới hạn tự nhiên.

Công nghệ không xâm lấn này mở ra tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực hình ảnh y học, an ninh thông tin, hoạt động cứu hộ và điều trị bệnh mù màu.

Không giống như kính nhìn đêm, loại kính áp tròng mới này có khả năng tăng cường thị lực trong điều kiện tầm nhìn kém như sương mù hoặc bụi bẩn, không cần nguồn điện và mang lại cảm giác tự nhiên hơn.

Mặc dù vẫn đang ở giai đoạn chứng minh tính khả thi của giải pháp, các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này có thể hỗ trợ những người có thị lực kém và cách mạng hóa cách con người tương tác với phổ ánh sáng vô hình.

Theo Giáo sư Tian Xue, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, công trình này được kỳ vọng sẽ mở đường cho một loạt kính áp tròng, kính và các thiết bị đeo khác giúp con người có "siêu thị lực".

"Nếu các nhà khoa học vật liệu có thể phát triển các hạt nano chuyển đổi ngược có hiệu suất cao hơn, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại xung quanh ta nhờ đeo kính áp tròng", Giáo sư cho hay.

Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-ap-trong-sieu-thi-luc-moi-cho-phep-mat-nguoi-nhin-thay-anh-sang-can-hong-ngoai-315312.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm