Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lắt léo chữ nghĩa: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại

Nhiều người biết câu ngạn ngữ trên có nghĩa là "Một ngày ở tù bằng ngàn năm ở bên ngoài", song về câu này vẫn còn nhiều điều… tò mò.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên19/04/2025

Trước hết, xin bàn về chữ , một từ Hán Việt, có nguồn gốc từ chữ 囚 (qiú) trong Hán ngữ.

Chữ (囚) xuất hiện lần đầu trong văn bản cổ Tam thể thạch kinh khắc vào thời Tào Ngụy. Văn bản này còn gọi là Chánh thủy thạch kinh hay Ngụy thạch kinh, là tấm bia đá ghi chép lại Kinh Thư Kinh Xuân Thu bằng chữ tiểu triện và lệ thư.

Chữ (囚) ngày nay có cách viết từ Khải thư, hình thành hội ý, kết hợp từ 2 ký tự: vi (囗: vây quanh) và nhân

(人: người). Chữ vi (囗) trông giống như nhà tù, giam cầm con người (人) bên trong. Chữ này có cách viết dị thể là 𡆥.

Theo Tự nguyên của Lý Học Cần và Triệu Bình An, nghĩa gốc của là giam cầm. Điều này được ghi rõ trong Sái trọng chi mệnh (Kinh Thư). Khi dùng như danh từ, ký tự này ám chỉ tù nhân, một người bị giam giữ (Lễ kí. Nguyệt lệnh) về sau mở rộng nghĩa thành "tội ác của tội phạm" (Hán Vũ cố sự). Ngoài ra, còn có nghĩa là "kẻ thù bị bắt" (Tả truyện. Tuyên Công thập nhị niên); "bao vây" (Hán thư. Mai Thừa truyện) hay "hạn chế, giới hạn" (Đông Nhật của Mạnh Giao đời Đường).

Bây giờ, chúng ta thử ngược dòng thời gian để tìm hiểu câu Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại.

Từ nửa đầu thế kỷ 20, trong bài thơ Tứ cá nguyệt liễu (Bốn tháng rồi) của Chủ tịch Hồ Chí Minh có 2 câu mở đầu như sau: Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại; Cổ nhân chi thoại bất sai ngoa (Một ngày tù, ngàn năm ở ngoài; Lời người xưa nói không có sai), trích Nhật ký trong tù. Như vậy, Bác Hồ đã cho biết "Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại" là câu nói của người xưa chứ không phải do Bác sáng tác.

Từ năm 1914 - 1915, nhà thơ Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp bắt giam tại ngục Santé ở Paris khoảng 10 tháng. Trong thời gian ở tù, ông sáng tác tập thơ Santé thi tập bằng chữ Quốc ngữ, trong đó có bài nhan đề là Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Tuy nhiên, câu này cũng không phải do Phan Châu Trinh sáng tác, vì từ năm 1877, tức trước đó 37 năm, quyển Dictionarium anamitico-latinum (Từ điển tiếng Anamit-Latin) của Taberd Constans, do J.S. Theurel hiệu đính và bổ sung đã cho thấy câu Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (trong mục "tù", tr.508).

Hiện nay chúng ta chỉ biết câu "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" tương ứng với câu chữ Hán là 一日在囚千秋在外, chứ chưa có tài liệu nào cho biết nguồn gốc câu này xuất phát từ đâu, do ai sáng tác. Chỉ biết rằng khái niệm nhất nhật (một ngày) và thiên thu (ngàn năm) là từ chỉ thời gian vật lý, dùng để diễn tả thời gian tâm lý trong tâm trạng của người tù.

Trong tiếng Nhật có thành ngữ nhất nhật tam thu (一日三秋, ichinichisanshuu), cũng dùng để chỉ thời gian tâm lý, tuy nhiên không giống như người tù, thành ngữ này biểu thị cho tâm trạng nhớ nhung của người đang yêu, một ngày mà ngỡ ba mùa thu.

Cuối cùng, cần nói rằng, thành ngữ nhất nhật tam thu mà người Nhật sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, cụ thể là từ câu "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" (一日不見, 如三秋兮), nghĩa là "một ngày không gặp dài như ba mùa thu" - trích từ bài thơ Thái cát trong Vương Phong (Thi kinh).

Nguồn: https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-nhat-nhat-tai-tu-thien-thu-tai-ngoai-18525041821071343.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Từ 18 giờ tối nay 19.4, CSGT tiếp tục cấm xe hơn 20 tuyến đường trung tâm TP.HCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm